BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG * BÙI ĐÌNH LONG

Size: px
Start display at page:

Download "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG * BÙI ĐÌNH LONG"

Transcription

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG * BÙI ĐÌNH LONG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM NHIỄM ĐƢỜNG SINH DỤC DƢỚI Ở PHỤ NỮ TUỔI CÓ CHỒNG TẠI HAI CÔNG TY MAY TỈNH NGHỆ AN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế Mã số: LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI 2017

2 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện tại 2 công ty may Nam Sung VINA và Minh Anh- Kim Liên tại tỉnh Nghệ giai đoạn Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Bùi Đình Long

3 ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Trần Hiển và GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, những người thầy có nhiều kiến thức, kinh nghiệm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc hai công ty may Nam Sung VINA và Minh Anh-Kim Liên, phòng y tế đã cho phép tôi được tiến hành nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nữ công nhân may đã nhiệt tình tham gia và cung cấp các thông tin đầy đủ và trung thực cho nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Tỉnh Nghệ An, huyện uỷ Nam Đàn đã tạo điều kiện, quan tâm và động viên tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, vợ, con, các cháu, anh chị em và những người thân trong gia đình đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để đạt được kết quả khoá học và hoàn thành luận án. Tác giả luận án Bùi Đình Long

4 iii MỤC LỤC Lời cam đoan... i Lời cảm ơn... ii Mục lục... iii Danh mục các chữ viết tắt... vi Danh mục biểu đồ... x Danh mục sơ đồ... x ĐẶT VẤN ĐỀ... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục dưới Định nghĩa Tác nhân gây bệnh Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận sinh dục dưới và cơ chế bệnh sinh Đường lây truyền Các viêm nhiễm đường sinh dục dưới Tình hình mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới Nhóm yếu tố đặc trưng cá nhân Kiến thức, thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Các yếu tố về sinh thái, kinh tế xã hội, hệ thống y tế và viêm nhiễm đường sinh dưới Mô hình can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới Tình hình sử dụng lao động nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính Địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu... 37

5 iv 2.4. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính Cỡ mẫu Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính Chọn mẫu Mục tiêu Mục tiêu Các biến số nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính Công cụ nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính Phương pháp thu thập số liệu Chuẩn bị thu thập số liệu Phỏng vấn Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm Khám phụ khoa Xét nghiệm Các hoạt động can thiệp Khám và điều trị kết hợp với tư vấn tại chỗ Truyền thông giáo dục sức khỏe Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại công ty can thiệp Đánh giá biện pháp can thiệp Xử lý và phân tích số liệu Đạo đức trong nghiên cứu... 56

6 v Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Một số đặc trưng của đối tượng nghiên cứu Một số đặc trưng về kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới Một số yếu tố liên quan đến thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp Hiệu quả nâng cao kiến thức Hiệu quả nâng cao thực hành Hiệu quả điều trị cácbệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới...83 Chƣơng 4: BÀN LUẬN Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến VNĐSDD Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới Kết quả nâng cao kiến thức Kết quả nâng cao thực hành Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu Điểm mới của nghiên cứu KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

7 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ BCS BHYT BHXH BLTQĐTD BPSD BPTT CBYT CDC CSHQ CSSKSS CTC CT DCTC DN ĐC HPV KCN KHHGĐ LTQĐTD PNBD SKSS QHTD TTGDSK THCS TCYTTG UNFPA UNICEF VNĐSDD XN An toàn vệ sinh lao động Bao cao su Bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội Bệnh lây truyền qua đường tình dục Bộ phận sinh dục Biện pháp tránh thai Cán bộ y tế Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) Chỉ số hiệu quả Chăm sóc sức khỏe sinh sản Cổ tử cung Can thiệp Dụng cụ tử cung Doanh nghiệp Đối chứng Vi rút gây u nhú ở người (Human Papillomavius) Khu công nghiệp Kế hoạch hoá gia đình Lây truyền qua đường tình dục Phụ nữ bán dâm Sức khỏe sinh sản Quan hệ tình dục Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung học cơ sở Tổ chức Y tế Thế giới Quỹ dân số Liên Hiệp quốc (United Nations Fund For Population Activities) Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (The United Nations Children's Fund) Viêm nhiễm đường sinh dục dưới Xét nghiệm

8 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Căn nguyên của các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới... 5 Bảng 1.2. Sự thay đổi của ph âm đạo... 7 Bảng 1.3. Tỷ lệ vi khuẩn có trong âm đạo... 8 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán căn nguyên một viêm nhiễm đường sinh dục dưới trong nghiên cứu Bảng 2.2. Điểm đánh giá số lượng vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram theo Nugent Bảng 3.1. Đặc trưng đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Tình trạng kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.3. Nguồn thông tin về viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.4. Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình của đối tượng nghiên cứu.. 61 Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nhiều vị trí của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm đồng thời nhiều tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm các tác nhân theo các vị trí viêm nhiễm của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.9. Các triệu chứng cơ năng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng Các triệu chứng thực thể viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Kiến thức về các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu... 67

9 viii Bảng Kiến thức về lý do mắc các viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng Kiến thức về các tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng Kiến thức về cách dự phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng Kiến thức về hậu quả viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng Thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng Chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân ở hai công ty nghiên cứu Bảng Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Bảng Mối liên quan giữa tiền sử sinh đẻ và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Mối liên quan giữa kiến thức viêm nhiễm đường sinh dục dưới và mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Mối liên quan giữa thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiền sử sinh đẻ, kiến thức, thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp tại công ty can thiệp 78 Bảng Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới... 79

10 ix Bảng Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số biện pháp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Hiệu quả quả nâng cao kiến thức về hậu quả của viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Hiệu quả nâng cao thực hành về vệ sinh cá nhân phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại âm hộ Bảng Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại âm đạo Bảng Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại cổ tử cung Bảng Hiệu quả điều trị các tác nhân gây bệnh... 85

11 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc ít nhất một VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu 63 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới theo các vị trí viêm nhiễm của đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.3. Phân bố một số tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % khám phụ khoa trong vòng 12 tháng qua của đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ khám phụ khoa trong vòng 12 tháng qua theo các cơ sở y tế Biểu đồ 3.6. Hiệu quả điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới83 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới Sơ đồ 1.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp... 40

12 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bệnh phụ khoa hay gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hàng năm có triệu phụ nữ mắc các bệnh VNĐSDD. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu phụ nữ mắc bệnh [108]. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 10 triệu phụ nữ đến khám vì viêm âm đạo, chiếm đến 28% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ khoa [65],[73] Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu về VNĐSDD cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 25% đến 78,4% tùy theo vùng miền [1], [13], [16]. VNĐSDD có thể gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống, khả năng lao động của người phụ nữ [105]. Bệnh cũng có thể gây ra những hậu quả nặng nề như: viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung, tăng nguy cơ lây truyền vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV), vi rút gây u nhú ở người (HPV) [24], [33], [49]. Ở phụ nữ có thai, viêm âm đạo, cổ tử cung (CTC) có thể gây sẩy thai, đẻ non, ối vỡ non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh. Một trong 10 mục tiêu của Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn là "Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục" với chỉ tiêu "Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và 30% vào năm Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020 [9]. Mục tiêu này đóng góp vào việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ nói riêng và cho toàn bộ người dân nói chung [10]. Một số yếu tố nguy cơ gây VNĐSDD đã được đề cập tới như thói quen vệ sinh sinh dục không hợp lý, hiểu biết về bệnh còn hạn chế, hành vi sức

13 2 khỏe của người phụ nữ, yếu tố môi trường và xã hội trong đó các điều kiện đảm bảo cho vệ sinh như nước sạch, nhà tắm đã được nghiên cứu [1], [11], [18]. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như chăm sóc y tế không thường xuyên, tiền sử nạo hút thai cũng có mối liên quan đến VNĐSDD [8], [64]. Các nghiên cứu về mô hình phòng chống VNĐSDD trên thế giới đã cho thấy truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) tại cộng đồng về phòng chống VNĐSDD cho kết quả tích cực trong việc cải thiện các hành vi nguy cơ trong nhóm được can thiệp [61], [78], [83]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nông Thị Thu Trang và Phạm Thu Xanh cho rằng, huy động cộng đồng tham gia phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ nông thôn là mô hình dễ xây dựng, thực tiễn và đem lại hiệu quả tốt [49], [54]. Một số nghiên cứu khác được triển khai trên đối tượng có nguy cơ cao trên phụ nữ bán dâm cũng khẳng định kết quả này [20], [35]. Nghệ An là tỉnh Bắc miền Trung, có địa hình rất đa dạng, khí hậu phức tạp, nhiều mưa bão và gió Lào khô nóng. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Oanh trên 2534 phụ nữ độ tuổi ở 6 vùng sinh thái, cho thấy tỷ lệ viêm sinh dục ở phụ nữ miền núi Nghệ An rất cao, chiếm đến 64,7% [3450]. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của cơ chế thị trường, nhiều khu công nghiệp đã hình thành và phát triển, thu hút hàng ngàn lao động đến từ khắp các vùng quê Nghệ An, trong đó đa số là nữ, đặc biệt là các công ty may. Đời sống của nữ công nhân ngành may nói chung và ở Nghệ An nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện sống và làm việc còn nhiều khó khăn, phải ngồi nhiều, thời gian làm việc theo ca liên tục trong ngày, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho họ còn nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu chưa đề cập nhiều đến nhóm đối tượng này, nhất là nghiên cứu can thiệp phòng chống VNĐSDD cho phụ nữ làm việc tại các công ty may mặc.

14 3 Xuất phát từ thực tế đó đề tài nghiên cứu Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An và hiệu quả can thiệp được tiến hành với các mục tiêu sau đây: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An năm Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi có chồng tại một công ty may tỉnh Nghệ An năm 2015.

15 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục dưới Định nghĩa Theo định nghĩa của TCYTTG, VNĐSDD là các viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, bao gồm cả viêm nhiễm do bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) và viêm nhiễm khác không lây qua quan hệ tình dục [106]. VNĐSDD là viêm nhiễm từ CTC trở xuống, bao gồm: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm CTC [106]. VNĐSDD thường gặp nhất sau sẩy thai, nạo phá thai và sinh đẻ hoặc do các nguyên nhân khác. Có nhiều tác nhân gây bệnh gồm nấm, trùng roi,vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuận lợi khác. Biểu hiện tình trạng viêm nhiễm trên lâm sàng khác nhau tùy từng loại tác nhân gây bệnh [57], [74], [107]. Bệnh lý về VNĐSDD thường biểu hiện một hội chứng gồm các triệu chứng là: ngứa, tiết dịch âm đạo, loét sùi, ra máu bất thường và đau bụng dưới. Trong đó, tiết dịch âm đạo là triệu chứng quan trọng và phổ biến nhất có giá trị trong chẩn đoán tác nhân gây bệnh khác nhau dựa vào tính chất: mùi, màu sắc, số lượng, thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại [1], [53], [109]. Theo TCYTTG, VNĐSDD được phân loại như sau: (1) Theo cơ chế bệnh sinh, gồm ba loại: nhiễm khuẩn nội sinh; nhiễm khuẩn do các can thiệp y tế và các nhiễm khuẩn LTQĐTD; (2) Theo vị trí tổn thương gồm tổn thương ở âm hộ, âm đạo và CTC; (3) Theo căn nguyên gây bệnh gồm do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng; (4) Theo tế bào học bao gồm viêm cấp và viêm mạn [106].

16 Tác nhân gây bệnh VNĐSDD có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng gây nên (Bảng 1.1) [106]. Các tổn thương đặc hiệu có thể chẩn đoán được qua triệu chứng lâm sàng như viêm âm đạo do nấm hay Trichomonas. Tổn thương không đặc hiệu thường do Gardnerella vaginalis, liên cầu tan huyết nhóm B, D, trực khuẩn... khi khám lâm sàng ta có thể không thấy rõ những biểu hiện lâm sàng đặc biệt do các vi khuẩn này gây nên [46]. Tác nhân thường gặp của viêm âm hộ, âm đạo là do Candida, T. vaginalis và Gardnerella vaginalis, còn viêm CTC thường do C.trachomatis và lậu cầu. Vi rút Human papilloma gây bệnh u nhú thường thấy ở âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, CTC. Nấm âm hộ và âm đạo là nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp, đứng thứ hai sau viêm âm đạo do vi khuẩn [1], [23], [54], [67], [86]. Tác nhân gây bệnh VNĐSDD được tóm tắt ở bảng sau: Bảng 1.1. Căn nguyên của các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới [106] Căn nguyên Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae Chlamydia trachomatis Mycoplasma hominis Ureaplasma urealyticum Treponema pallidum Haemophilus ducreyi Bệnh/hội chứng Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm khớp cấp, viêm trực tràng, viêm kết mạc. Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn - viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm âm đạo, viêm kết mạc, mắt hột, viêm phổi. Viêm âm đạo, viêm niệu đạo (ở nam giới). Viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm niệu đạo. Giang mai. Hạ cam.

17 6 Căn nguyên Calymmatobacterium granulomatis, Gardenerella vaginalis Streptococcus agalasctiae Vi rút Herpes simplex virus (HSV) Human papilloma virus (HPV) Molluscum contagiosum virus (MCV) Căn nguyên khác Candida albicans Trichomonas vaginalis Bệnh/hội chứng Viêm âm đạo. Viêm âm đạo - viêm niệu đạo. Viêm da, niêm mạc, đường sinh dục Ung thư cổ tử cung, ung thư bộ phận sinh dục và sùi mào gà Viêm da, màng nhầy, gây nên mụn cóc nước Viêm âm đạo, viêm niệu đạo không đặc hiệu, viêm qui đầu và bao qui đầu. Viêm bao qui đầu, viêm âm đạo, niệu đạo, âm hộ Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận sinh dục dưới và cơ chế bệnh sinh Âm hộ được cấu tạo gồm phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở trong. Phía trong, hai bên âm hộ có tuyến Bartholin và ở hai bên lỗ niệu đạo có tuyến Skene. Do đó, ngoài bệnh lý của da, ở âm hộ còn có bệnh lý của các tuyến và niêm mạc âm hộ, đặc biệt là các bệnh có liên quan đến quan hệ tình dục. Âm đạo là nơi tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ tình dục, là phần cuối của đường sinh sản và là nơi dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Viêm nhiễm ở âm đạo có liên quan đến sự thay đổi của môi trường âm đạo và các tổn thương do sinh đẻ hay các thủ thuật y tế khác.

18 7 Bình thường dịch âm đạo mầu trắng, hơi quánh, gồm các tế bào âm đạo bong ra, chất tiết từ tuyến vùng tiền đình, tuyến Skene, tuyến Bartholin và dịch thấm từ âm đạo, dịch nhầy ở CTC. Trong dịch âm đạo có một số loại vi khuẩn, đặc biệt là trực khuẩn Doderlein. Dịch tiết sinh lý không có mùi, không có bạch cầu đa nhân và không cần điều trị. Khi viêm nhiễm, dịch tiết ra nhiều làm người phụ nữ khó chịu, đó là khí hư. Niêm mạc âm đạo có khả năng tự bảo vệ để chống lại nhiễm trùng do môi trường âm đạo có tính acid, ph âm đạo được duy trì nhờ trực khuẩn Doderlein kỵ khí có sẵn trong âm đạo. Trực khuẩn Doderlein sử dụng glycogen từ tế bào biểu mô của âm đạo để sinh ra a xít lactic khiến môi trường âm đạo có tính a xít. Khi độ ph của âm đạo thay đổi hoặc trong điều kiện thuận lợi, các vi sinh vật thường có trong âm đạo sẽ trở thành tác nhân gây bệnh. Sự thay đổi ph có thể tóm tắt tại bảng sau: Bảng 1.2. Sự thay đổi của ph âm đạo [2] ph âm đạo Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở tuổi 3,8-4,2 hoạt động tình dục Viêm âm đạo do: - Vi khuẩn (Gardnerella vaginosis) > 4,5 - Trùng roi (Trichomonas vaginalis) Nấm (Candida albicans) 4 5 Hệ vi sinh vật ở âm đạo rất phong phú, trong đó trực khuẩn Doderlein chiếm khoảng 50-88%. Trực khuẩn Doderlein có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh khác qua sự duy trì tính axit của môi trường âm đạo. Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vật có trong âm đạo ở trạng thái cân bằng động. Khi sự cân bằng này mất đi vì một lý do nào đó sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm âm đạo [2].

19 8 Khi điều trị kháng sinh, corticosteroids, thuốc diệt nấm, diệt vi rút, tia xạ, thụt rửa âm đạo không hợp vệ sinh, mắc các bệnh mạn tính, tiểu đường, giảm miễn dịch, khối u âm đạo, các bệnh lý làm thay đổi nội tiết, sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo và từ đó có nguy cơ cao mắc VNĐSDD khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập [31]. CTC ngoài có cấu trúc biểu mô lát tầng, bệnh lý ở CTC giống như của âm đạo. CTC trong có cấu trúc biểu mô tuyến, chịu ảnh hưởng của tình trạng nội tiết nên bệnh lý giống như của nội mạc tử cung. Ống CTC là nơi ẩn náu của vi khuẩn lậu và là điểm xuất phát của phần lớn các trường hợp viêm đường sinh dục trên. Tổng hợp tỷ lệ một số vi khuẩn có thể có trong âm đạo được trình bày tại bảng dưới đây: Bảng 1.3. Tỷ lệ vi khuẩn có trong âm đạo [31] Vi khuẩn Tỷ lệ % Vi khuẩn Tỷ lệ % Trực khuẩn gram dương ái khí - Lactobacilli Doptheroids Cầu khuẩn gram dương ái khí - Streptococci nhóm D 34 - Streptococci nhóm B Staphylococcus epidermidos Trực khuẩn gram âm ái khí - Escherechia coli Klebsiella pneumoniae 4 - Proteus mirabilis 4 Trực khuẩn gram dương kỵ khí - Clostridoum Lactobacillus Eubacterium 7 36 Trực khuẩn gram âm kỵ khí Veillonella 10 15

20 Đường lây truyền VNĐSDD chủ yếu được lây truyền từ người này sang người khác theo phương thức quan hệ tình dục không an toàn hoặc không giữ vệ sinh cá nhân. Sự lây truyền VNĐSDD còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh học và các hành vi khác [22], [28], [109] Các viêm nhiễm đường sinh dục dưới Viêm âm hộ Viêm âm hộ đơn thuần và tiên phát thường ít gặp mà thường là hậu quả của viêm âm đạo sinh ra nhiều khí hư chảy xuống dính vào âm hộ gây tình trạng ngứa ngáy phải gãi, dẫn đến trầy xước gây bội nhiễm làm cho âm hộ xung huyết, viêm tấy đỏ, ngứa, có khi còn lở loét, sùi, nguyên nhân thường do nấm, trùng roi, vi khuẩn không đặc hiệu, lậu [21], [22] Viêm âm hộ-âm đạo do Candida albicans Hầu hết trường hợp nấm âm hộ, âm đạo là do nhiễm Candida albicans. Triệu chứng của nhiễm nấm âm hộ, âm đạo gồm ngứa, đỏ âm hộ, đau khi quan hệ tình dục, đau âm hộ và ra khí hư như bột (gặp khoảng 69% số trường hợp), tăng nhiều trong những ngày trước kinh, kèm theo kích thích, có thể tiểu khó hoặc tiểu buốt. Có biểu hiện đau khi giao hợp và cảm giác nóng rát trong âm đạo. Khám thấy, âm hộ, âm đạo viêm đỏ, ở môi lớn, môi bé của âm hộ có thể có khí hư trắng, niêm mạc âm đạo viêm đỏ dễ chảy máu, dịch âm đạo trắng như bột hoặc như váng sữa bám vào, CTC có thể bình thường hoặc viêm đỏ, phù nề. Chẩn đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng, soi tươi khí hư thấy sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm, ph < 4,5, xét nghiệm Sniff âm tính. Cấy nấm được lựa chọn thực hiện trên những trường hợp nhiễm nấm tái phát hay triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác không rõ ràng, việc cấy nấm sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị.

21 Viêm âm đạo do vi khuẩn Viêm âm đạo do vi khuẩn thường gọi là viêm âm đạo không đặc hiệu, thường liên quan đến viêm nội mạc tử cung và viêm tổ chức tế bào âm đạo sau khi làm một số thủ thuật như sinh thiết nội mạc tử cung, cắt tử cung, thủ thuật chụp Xquang tử cung-vòi trứng, mổ lấy thai, nạo tử cung. Người bệnh thường có cảm giác khó chịu ở âm hộ, âm đạo, ra khí hư nhiều và có mùi hôi rất khó chịu. Chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn Amsel, hoặc sử dụng phương pháp tính điểm của Nugent dựa vào kết quả nhuộm gram khí hư âm đạo, có điểm từ 7-10 điểm [48], [106] Viêm âm hộ và âm đạo do Trichomonas vaginalis Viêm âm đạo do nhiễm đơn bào Trichomonas vaginalis. Đây là bệnh LTQĐTD. Người có quan hệ tình dục với nhiều người và với người bị nhiễm T. vaginalis thuộc diện nguy cơ cao. Phụ nữ có thai tỷ lệ nhiễm T.vaginalis cao hơn phụ nữ không có thai. Môi trường âm đạo kiềm tính, ph >4,5 là môi trường thuận lợi cho T. vaginalis phát triển [31]. Triệu chứng lâm sàng bao gồm các triệu chứng ra khí hư nhiều, có màu xanh, vàng, có bọt, mùi hôi và có khi kèm ngứa ngáy âm hộ, cảm giác đau nóng âm đạo, giao hợp đau. Khi khám âm đạo thấy niêm mạc âm đạo viêm đỏ, trên bề mặt có những điểm lấm tấm đỏ sậm (hình ảnh trái dâu tây) [31]. Chẩn đoán xác định khi soi tươi thấy trùng roi di động, hoặc có thể nuôi cấy, hoặc nhuộm Gram hoặc bằng miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán Viêm cổ tử cung Viêm CTC dễ gây viêm nhiễm tử cung và phần phụ làm cho việc điều trị khó khăn, CTC có thể bị viêm cấp tính do lậu cầu hay các vi khuẩn khác. Lộ tuyến CTC là khi biểu mô lát tầng phủ mặt ngoài CTC bị phá hủy (do viêm nhiễm, chấn thương, sau sẩy, sau đẻ) làm cho biểu mô ở trong ống CTC xâm lấn ra ngoài. Đây là tổn thương hay gặp nhất, chiếm 70% các tổn thương ở CTC [2], [39], [102].

22 11 Viêm CTC do lậu cầu phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt hay gặp ở tuổi trẻ, tỷ lệ mắc bệnh lậu cao nhất ở những cộng đồng có điều kiện kinh tế thấp. Lậu có thể gây viêm CTC, viêm tuyến Bartholin, viêm âm hộ âm đạo, viêm niệu đạo, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung, viêm họng ở người lớn, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng thường gặp là ra khí hư vàng nên dễ nhầm với viêm do các vi khuẩn thông thường. Đặt mỏ vịt thấy nhiều khí hư đặc như mủ, CTC đỏ, di động đau, thường kèm theo viêm âm đạo. Chẩn đoán xác định dựa vào soi tươi, nhuộm Gram thấy song cầu bắt màu Gram âm nằm trong tế bào hoặc nuôi cấy trên môi trường chọn lọc Thayer Martin thấy có song cầu cà phê bắt màu Gram (-). Bệnh nhân bị lậu cầu mạn tính, thì hình ảnh vi khuẩn trong tế bào bạch cầu khó tìm được, do vậy khi nghi ngờ cần nuôi cấy, phân lập để xác định lậu bằng hai phương pháp khác nhau [2]. Viêm CTC do Chlamydia, là một nhóm vi khuẩn bắt màu Gram âm, ký sinh nội bào bắt buộc. Các chủng gây bệnh bao gồm C.psittasi, C.trachomatis và C.pneumoniae. Chlamydia gây viêm CTC, viêm phần phụ và viêm niệu đạo ở phụ nữ, viêm mào tinh hoàn, viêm khớp ở nam giới và gây viêm phổi, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng lâm sàng thường gặp như ra khí hư như mủ, đái khó, ra máu [22]. Về chẩn đoán bằng xét nghiệm xác định Chlamydia, cho đến nay, nuôi cấy tế bào vẫn là tiêu chuẩn vàng để phát hiện Chlamydia, do nuôi cấy làm số vi khuẩn tăng lên nhiều, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp bệnh phẩm ít. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang phát hiện Chlamydia có độ đặc hiệu 74-90% và độ nhạy là 98-99%. Xét nghiệm sắc ký miễn dịch, dùng kháng thể đơn dòng và đa dòng để xác định Chlamydia trachomatis, phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, rẻ tiền, cho kết quả nhanh, độ chính xác rất cao. Kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA thích hợp trong điều tra với số lượng lớn các đối tượng [26].

23 Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do những nguyên nhân khác Các bệnh có loét sinh dục như: giang mai (Syphilis), hạ cam (Chancroid) và hột xoài (Lymphogranuloma Venereum), herpes sinh dục (Genital Herpes). Hiện nay bệnh giang mai hiếm gặp hơn nhưng bệnh herpes có xu hướng tăng lên. Đối với herpes sinh dục hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có các thuốc điều trị làm giảm các triệu chứng bệnh. Các bệnh có loét sinh dục này thuộc nhóm bệnh có nguy cơ cao làm tăng lây truyền HIV từ 5-9 lần, thậm chí hàng chục lần so với người không bị loét sinh dục [66], [99] Tình hình mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Trên thế giới Đã có một số nghiên cứu khác nhau về tình hình nhiễm khuẩn đường sinh sản nói chung và đường sinh dục dưới nói riêng trên thế giới. VNĐSDD và các bệnh LTQĐTD là một vấn đề rất lớn đã và đang được quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc của mỗi quốc gia về các VNĐSDD thường ít được báo cáo mà phổ biến là các nghiên cứu ở một số vùng của một quốc gia và các đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau. Ở một số nước phát triển như ở Italia, theo Boselli nghiên cứu ở phụ nữ, tỷ lệ VNĐSDD khá cao, nấm âm hộ-âm đạo chiếm tỷ lệ 51,3%; viêm âm đạo do vi khuẩn là 19,9%, do Trichomonas vaginalis là 6,7% [64]. Ở Hoa Kỳ, nghiên cứu của Gavin và cộng sự về sức khỏe sinh sản và tình dục từ , cho thấy riêng năm 2006, có khoảng 1 triệu người ở tuổi vị thành niên và thanh niên tuổi từ tuổi ở 33 bang đã bị lậu, Chlamydia trachomatis hoặc giang mai [76]. Ở các quốc gia đang phát triển, có nhiều nghiên cứu đã được báo cáo với tỷ lệ mắc cũng rất cao, theo Aggarwal và cộng sự nghiên cứu trên phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng nông thôn Harryana, Ấn Độ có tới 61% có ít nhất một triệu chứng của VNĐSDD, viêm âm đạo là 32%, viêm

24 13 CTC là 21%, bệnh lý viêm khung chậu là 19%, xét nghiệm dịch âm đạo có 48% viêm âm đạo do vi khuẩn, 9% do trùng roi âm đạo và 0,8% do nấm C. albicans [56]. Nghiên cứu của Oliveira và cộng sự (2007) ở phụ nữ trong độ tuổi từ tại vùng nông thôn phía Bắc Brazil cũng cho thấy tỷ lệ hiện mắc Trichomoniasis là 4,1%, Gonorrhoeae là 1,2%. Tỷ lệ viêm âm đạo do vi khuẩn và do nấm Candida lần lượt là 20% và 12,5%, các tác giả nhận thấy, nhiễm khuẩn LTQĐTD phổ biến ở phụ nữ ở nông thôn Brazil [91]. Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Zhang và cộng sự tại tỉnh An Huy trên phụ nữ có chồng cho thấy, tỷ lệ mắc VNĐSDD là 58,1%, viêm âm đạo do vi khuẩn và do T. vaginalis với tỷ lệ lần lượt là 41,7%, 12,0% và 4,5%. Có đến 20,4% mắc một lúc 2 bệnh VNĐSDD và 8,8% mắc ít nhất 3 bệnh VNĐSDD [110]. Nghiên cứu của Ahmadnia và cộng sự năm 2016 cho thấy tỷ lệ VNĐSDD là 20,1%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn chiếm 8,5% [58]. Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy thực trạng VNĐSDD rất cao, hầu hết đều trên 50%, có vùng lên tới trên 60%. Các nguyên nhân và các loại viêm nhiễm cũng rất khác nhau (viêm CTC, viêm âm đạo, viêm âm hộ-âm đạo, viêm CTC-âm đạo) Tại Việt Nam Ở Việt Nam, VNĐSDD là một trong những bệnh rất hay gặp ở phụ nữ và là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở độ tuổi hoạt động tình dục. Các bệnh VNĐSDD là một vấn đề đang rất được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Có khoảng từ 50-60% phụ nữ đến khám ở tuyến y tế cơ sở có VNĐSDD [28], [47], [51]. Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở 380 phụ nữ từ tuổi ở nội thành Hà Nội (2005) cũng nhận thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD rất cao 62,1%, trong đó

25 14 viêm âm đạo do vi khuẩn chiếm chủ yếu 50,0%, do C. trachomatis là 45,8%, nấm C. albicans là 31,8% và thấp nhất là T. vaginalis là 3,8% [17]. Năm 2006, Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành nghiên cứu tình hình VNĐSDD ở 768 phụ nữ từ tuổi tại một số xã tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng cho thấy tỷ lệ VNĐSDD dưới khá cao, chiếm 47,9% [13]. Một số nghiên cứu trên phụ nữ tuổi sinh đẻ tuổi có chồng tại một số vùng nông thôn cho kết quả là tỷ lệ VNĐSDD là 63,8%, trong đó viêm âm đạo đơn thuần là 37,4%; viêm CTC đơn thuần và kết hợp viêm âm đạo là 17,9%; lộ tuyến CTC đơn thuần và kết hợp viêm âm đạo là 8,9% [17], [27], [30]. Vi sinh vật gây bệnh hay gặp là tạp khuẩn 59,8%; nấm 23,3%; Trichomonas 0,6%; Gardnerella 6,7% [1], [23], [54]. Tỷ lệ VNĐSDD của phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng tại 5 tỉnh phía Bắc là 43,1%. Trong đó viêm âm đạo là 44,2%; viêm CTC là 28,3%; viêm âm hộ là 3,2%. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn 64,8%; do nấm 19,8%; do Trichomonas 1,9% và phối hợp 13,5% [34]. Nghiên cứu của Vũ Bá Hoè trên 800 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2008 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD là 62,9%, VNĐSDD có viêm âm đạo là nhiều nhất, chiếm 90,8%; viêm CTC chiếm 88,9%, do tạp khuẩn chiếm 42,0%, nấm chiếm 7,4 và trùng roi chiếm 4% [19]. Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, có 63,9% phụ nữ từ tuổi VNĐSDD, trong đó viêm âm hộ là 5,0%, viêm âm đạo đơn thuần là 16,9%, viêm CTC đơn thuần là 61,3%, viêm phối hợp (viêm âm đạo- CTC) là 16,0%, viêm tuyến Bartholin và Sken là 0,8% [29]. Một nghiên cứu tại 5 tỉnh trong cả nước năm 2011 cho kết quả: ở nội thành Hà Nội có 41,5% bị VNĐSDD, trong đó do vi khuẩn 25,6%, do nấm 15,3%. Vùng ngoại thành Hà Nội có tới 59,6% bị VNĐSDD, trong đó nhiễm nấm cao nhất: 39,9%, do G. vaginalis 18,9%, các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ

26 15 thấp hơn, tỷ lệ nhiễm 2 căn nguyên là 15,7%. Vùng ven biển Thái Bình có 56,9% phụ nữ bị VNĐSDD, trong đó cao nhất là do nấm C. albicans 28,6%, do G. vaginalis khá cao 26,8%, do vi khuẩn khác có tỷ lệ thấp hơn, do lậu cầu 0,3%, nhiễm 2 căn nguyên trở lên là 21,7%. Vùng chiêm trũng Hà Nam có 58,4% phụ nữ bị VNĐSDD, trong đó cao nhất là do nấm C. albicans 38,7%, do G. vaginalis 18,7%, do vi khuẩn khác có tỷ lệ thấp hơn. Vùng núi tỉnh Nghệ An, tỷ lệ phụ nữ mắc VNĐSDD rất cao, chiếm 64,1%, cao nhất trong các vùng mà tác giả nghiên cứu, trong các tác nhân gây bệnh, cao nhất là do nấm 32,31%, do G. vaginalis là 28,7%, do vi khuẩn khác có tỷ lệ thấp hơn. Vùng đồng bằng tỉnh Hải Dương, có 52,0% phụ nữ bị VNĐSDD, trong đó cao nhất là do tụ cầu chiếm 19,0%, xếp sau là do nấm 14,7% và do E. coli là 11,6% [34]. Tác giả Lê Hoài Chương khảo sát 960 phụ nữ tuổi đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2011 cho thấy, có 83,1% phụ nữ có ít nhất một hình thái tổn thương đường sinh dục dưới, trong đó viêm âm đạo chiếm tỷ lệ cao nhất (66,6%), viêm âm đạo kết hợp CTC chiếm 33,8%, tỷ lệ nhiễm nấm chiếm 35,3%; nhiễm Gardnerella chiếm 15,9% [11]. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Thanh tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2013 cho thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD là 32,8%, trong đó viêm âm đạo 24,5% (49/200), viêm CTC 60,5% (121/200), viêm âm đạo-ctc 15% (30/200). Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn là 44%, do Candida albicans 28,5%, nguyên nhân phối hợp do nấm và vi khuẩn là 27,5% [41]. Nghiên cứu của tác giả Nông Thị Thu Trang (năm 2015) tại Thái Nguyên cho thấy, tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ nông thôn là 35,4%; căn nguyên hàng đầu là vi khuẩn (43,3%), tiếp theo là Candida 28,0% [49]. Một số nghiên cứu cho thấy: kiến thức của người dân về các bệnh VNĐSDD, hậu quả của bệnh cũng như về điều trị các bệnh này là thấp, tỷ lệ người biết dưới 60%, đặc biệt hiểu biết về hậu quả và điều trị bệnh đều dưới

27 16 50%. Việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ sinh sản và đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi cho người dân là rất quan trọng trong việc dự phòng và điều trị bệnh VNĐSDD [15], [19]. Qua kết quả các nghiên cứu về VNĐSDD ở cả 3 miền, Miền Bắc, miền Trung, Miền Nam của Việt Nam và ở các vùng thành thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, vùng ven biển, vùng chiêm trũng, trong đó, hầu hết các nghiên cứu là tại cộng đồng và một số nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện, cho thấy VNĐSDD là rất phổ biến ở Việt Nam. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ mắc VNĐSDD là rất cao, thấp nhất là 21,4%, cao nhất là 64,1%, tỷ lệ mắc phổ biến là trên 30%. Mặc dù các kết quả nghiên cứu khác nhau, nhìn chung các tác nhân gây bệnh, phổ biến nhất vẫn là nấm C.albicans, sau đó là do vi khuẩn. Tỷ lệ các hình thái viêm (viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm âm hộ-âm đạo, viêm CTC, viêm âm đạo-ctc) cũng rất khác nhau ở từng nghiên cứu. Điều này cho thấy cần phải có giải pháp can thiệp thích hợp, đặc thù nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Đây cũng chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới Nghiên cứu các yếu tố trên và mối liên quan đến VNĐSDD ở mỗi cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tại cộng đồng Nhóm yếu tố đặc trưng cá nhân Tuổi và VNĐSDD Một yếu tố nguy cơ quan trọng của VNĐSDD là tuổi vị thành niên. Vị thành niên đã có hoạt động tình dục và có sử dụng rượu hoặc ma tuý thì càng trẻ tuổi càng có nguy cơ mắc VNĐSDD hơn các vị thành niên lớn tuổi. Tuổi càng nhỏ thì càng làm gia tăng tỷ lệ VNĐSDD, đó là do hiểu biết về cách dự phòng bệnh cũng như về các yếu tố nguy cơ thấp, bản thân đường sinh dục phát

28 17 triển chưa thật đầy đủ dẫn đến dễ dàng có tổn thương trong quá trình quan hệ tình dục và đây chính là đường xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. TCYTTG đưa ra khuyến cáo nên giám sát thường xuyên các VNĐSDD ở người trẻ tuổi, nhằm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và có các biện pháp dự phòng hữu hiệu các VNĐSDD cho người trẻ tuổi và từ đó có thể làm giảm tỷ lệ mắc VNĐSDD cho cộng đồng [107]. Nghiên cứu của Bệnh viện Da liễu Trung ương tại 5 tỉnh của Việt Nam cho thấy những phụ nữ từ 20 tuổi trở lên có xu hướng mắc bệnh cao hơn những người dưới 19 tuổi. Đối với bệnh do Trichomnas vaginalis gây ra, phụ nữ độ tuổi từ có tỷ lệ cao gấp 5-8 lần những phụ nữ ở độ tuổi dưới 19. Phụ nữ tuổi có tỷ lệ nhiễm Candida, viêm âm đạo, viêm CTC cao hơn các nhóm khác [53]. Điều này có thể lý giải là phụ nữ ở độ tuổi cao hơn có quan hệ tình dục thường xuyên hơn, thêm vào đó tình trạng vệ sinh cá nhân cũng là những yếu tố tham gia vào việc tăng tỷ lệ VNĐSDD. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh (2010, tại Hà Nội) cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và nhóm tuổi từ với nhiễm Candida. Tỉ lệ nhiễm nấm có nguy cơ cao ở nhóm trên 39 tuổi [1]. Nhiều nghiên cứu khác trong và ngoài nước cũng cho thấy các nhóm tuổi khác nhau có tỉ lệ mắc bệnh khác nhau. Các viêm âm đạo do vi khuẩn, Trichomnas vaginalis tăng lên theo tuổi. Viêm CTC cao nhất trong nhóm tuổi Viêm nhiễm tiểu khung cao nhất trong nhóm tuổi tuổi. Viêm âm đạo do vi khuẩn không đặc hiệu cao nhất ở nhóm tuổi [21], [36], [63], [88]. Một nghiên cứu khác tại Hải Phòng cũng cho thấy mối liên quan giữa tuổi với VNĐSDD [19]. VNĐSDD gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi (13,9%), sau đến nhóm tuổi (9,1%). So với nhóm tuổi dưới 20 (nhóm có tỷ lệ nhiễm VNĐSDD thấp nhất), tỷ lệ VNĐSDD ở nhóm tuổi là cao nhất gấp 16,2 lần, nhóm tuổi gấp 10,7 lần, nhóm tuổi trên 40 là 9,1 lần

29 18 [19]. Một nghiên cứu khác ( Hà Nội, 2010) lại cho thấy VNĐSDD tập trung ở đối tượng lao động rất trẻ, chủ yếu ở nhóm tuổi trong đó nhóm tuổi có tỷ lệ nhiễm VNĐSDD cao nhất [1]. Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh (2010) cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh lậu cao nhất tập trung vào nhóm tuổi [39]. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu trên các đối tượng được giám sát trọng điểm tại Hà Nội năm 2012 [22], các viêm âm đạo do vi khuẩn, Trichomnas vaginalis tăng lên theo tuổi. Viêm CTC cao nhất trong nhóm tuổi Viêm nhiễm tiểu khung cao nhất trong nhóm tuổi tuổi. Viêm âm đạo do vi khuẩn không đặc hiệu cao nhất ở nhóm tuổi [22]. Một nghiên cứu ở khu vực nông thôn cho thấy nhóm trung niên có khả năng mắc bệnh cao hơn nhóm trẻ tuổi và người cao tuổi. Tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ độ tuổi là từ 1/2 đến 2/3, trong khi tỷ lệ ở nhóm phụ nữ độ tuổi và trên 45 tuổi chỉ khoảng 1/3 [21]. Một nghiên cứu ở phụ nữ trong quân đội năm 2013 cho thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD cao nhất ở độ tuổi (chiếm 53,2%), tiếp theo là nhóm tuổi (chiếm 50,9%), nhóm tuổi 50 tuổi và <30 tuổi cùng chiếm 45,8%. Đặc biệt, những phụ nữ trong đội tuổi từ nhiễm vi khuẩn ở âm đạo là cao nhất [18]. Đối với PNBD, tuổi quan hệ tình dục lần đầu và thời gian hoạt động mại dâm là những yếu tố ảnh hướng rất lớn đến VNĐSDD. Tuổi quan hệ tình dục là một trong những hành vi nguy cơ quan trong nhất của VNĐSDD, đặc biệt cho PNBD. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy những PNBD ít tuổi có quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục nhiều, ít có khả năng hiểu biết đầy đủ về nguy cơ VNĐSDD thì rất dễ bị nhiễm HIV và các bệnh VNĐSDD. Điều này là hợp lý vì những phụ nữ rất trẻ ít có hiểu biết và kinh nghiệm để có thể thỏa thuận và thuyết phục khách hàng quan hệ tình dục an toàn như sử

30 19 dụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục. Đặc biệt một số trẻ em bị bắt buộc quan hệ tình dục thì không thể có cơ hội để lựa chọn khách hàng có sử dụng hay không sử dụng BCS [20], [35], [95], [101]. Quan hệ tình dục quá sớm cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần lây lan VNĐSDD không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển [3], [34], [62], [75] Trình độ học vấn và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Trình độ học vấn có liên quan đến VNĐSDD đã được một số nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Tỷ lệ mắc các bệnh VNĐSDD thường cao ở nhóm có trình độ học vấn thấp và nghề nghiệp không ổn định. Các nghiên cứu cũng đã giải thích lý do trình độ học vấn thấp mắc VNĐSDD nhiều hơn do những lý do sau đây: Những người có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp cận đến dịch vụ y tế cũng như đến các nguồn thông tin truyền thông phòng bệnh VNĐSDD kém hơn những người có trình độ học vấn cao hơn. Đây là những vấn đề khó khăn trong giáo dục thay đổi hành vi phòng chống VNĐSDD. Thực tế cho thấy ở nhóm có trình độ học vấn thấp thì hiểu biết về VNĐSDD nghèo nàn và thường có quan hệ tình dục không an toàn nên có nguy cơ nhiễm VNĐSDD rất cao [1], [54], [97]. Trong một nghiên cứu tại 5 tỉnh trong toàn quốc cho thấy những PNBD có trình độ học vấn thấp (từ trung học cơ sở trở xuống có tỷ lệ nhiễm VNĐSDD cao gấp 3,9 lần so với đối tượng có học vấn từ trung học phổ thông trở lên (p < 0,05) [34]. Một nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ nhiễm VNĐSDD ở nhóm có trình độ học vấn thấp gấp 3 lần so với nhóm có trình độ học vấn cao [49]. Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD cao nhất ở nhóm phụ nữ mù chữ (chiếm 64,7%), tiếp theo là nhóm có trình độ PTTH (chiếm 50,9%), nhóm có trình độ đại học và phổ thông cơ sở chiếm 49% và 42,1%. Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội cho thấy trình độ học vấn (giữa hai

31 20 nhóm trên PTTH và dưới PTTH) có mối liên quan giữa với VNĐSDD, nhóm có trình độ học vấn cao tỉ lệ viêm thấp hơn (30,6%) (45,8%) [22]. Như vậy, trong số các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nói chung cũng như tình trạng mắc VNĐSDD, trình độ học vấn có vai trò rất quan trọng, có thể tổng hợp lại một số lý do như sau: Thứ nhất, người phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường không nhận thức được các biểu hiện sớm của bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh để có thể đi khám và chữa bệnh, do vậy họ thường đến cơ sở y tế khám chữa bệnh muộn với nhiều các biến chứng khó chữa [1]. Thứ hai, những người phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường không nhận biết được các yếu tố nguy cơ của VNĐSDD để có thể phòng tránh bệnh [49]. Thứ ba, người phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường không có nhiều cơ hội để có thế tiếp cận đến các cơ sở y tế và các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các kênh truyền thông giáo dục sức khỏe khác về VNĐSDD. Mặt khác, nếu có tiếp cận được với các kênh truyền thông thì họ cũng có thể không hiểu, hoặc hiểu không đầy đủ được các thông điệp về phòng chống VNĐSDD [15] Nghề nghiệp và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Nghề nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng liên quan đến các VNĐSDD. Tiếp xúc nghề nghiệp có ảnh hưởng rất rõ rệt tới sức khoẻ và bệnh tật. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thông qua các yếu tố có tính chất nghề nghiệp như tư thế và thời gian lao động, môi trường tiếp xúc với tiếng ồn, bụi, hóa chất, nước bẩn và phân bón. VNĐSDD là một tập hợp nhiều bệnh có tính chất xã hội sâu sắc, trong đó có một số bệnh do các vi sinh vật từ môi trường tự nhiên xâm nhập vào qua đường âm đạo, vì vậy nghề nghiệp ảnh hưởng càng rõ đến tỷ lệ và cơ cấu mắc. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy với viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis và viêm CTC thì

32 21 phụ nữ nông dân và cán bộ công chức nhà nước có tỷ lệ nhiễm cao nhất; các viêm nhiễm tiểu khung lại có tỷ lệ cao ở nhóm phụ nữ nông dân và buôn bán nhỏ [34], [37], [60]. Một nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm Candida của phụ nữ trong nghiên cứu với các nhóm nghề nghiệp. Nhóm nghề khác và làm nông nghiệp có tỉ lệ nhiễm Candida cao hơn nhóm phụ nữ là cán bộ công chức (40,0%, 35,3% và 5,7%) [1]. Nhóm phụ nữ nội trợ cũng được chỉ ra có khả năng mắc bệnh cao hơn so với nhóm làm ruộng [1]. Tuy nhiên nông dân có nguy cơ mắc VNĐSDD cao hơn nhóm nghề nghiệp khác [17]. Ngô Thị Đức Hạnh nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc VNĐSDD ở phụ nữ quân đội cho thấy tỷ lệ VNĐSDD cao nhất ở nhóm phụ nữ làm việc ngoài trời (chiếm 61,5%), tiếp theo là nhóm làm việc khi ngoài trời khi trong nhà (chiếm 53,5%), nhóm làm việc trong nhà có tỷ lệ viêm nhiễm thấp nhất (48,4%) [18]. Một nghiên cứu khác trên phụ nữ tại huyện Đông Anh và Từ Liêm, thành phố Hà Nội cho thấy điều kiện lao động của người phụ nữ cũng tác động nhiều đến tỷ lệ mắc VNĐSDD, hầu hết những người ở ngoại thành làm nghề nông, làm nghề đồ gỗ thủ công mỹ nghệ và những người dân sống hoặc làm việc trong các làng nghề nơi có nguồn nước rất ô nhiễm do vậy điều kiện làm việc không thể tốt hơn những người sống ở nội thành, tỷ lệ mắc VNĐSDD của phụ nữ ngoại thành cao hơn nội thành [1] Kiến thức, thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Kiến thức Trong một số nghiên cứu gần đây về mối liên quan giữa VNĐSDD và kiến thức của phụ nữ cho thấy kiến thức về VNĐSDD của phụ nữ Việt Nam là khá thấp. Chỉ một số ít phụ nữ (6,6%) có thể kể tên đầy đủ các triệu chứng, và ít người (4,1%) biết đầy đủ các bệnh VNĐSDD phổ biến. Phần đông phụ

33 22 nữ biết đến HIV /AIDS. Khá nhiều phụ nữ (31,6%) không biết bất kỳ một nguyên nhân nào gây ra VNĐSDD, kiến thức về VNĐSDD và hậu quả của nó rất hạn chế. Phụ nữ đến khám thai thiếu kiến thức về VNĐSDD cũng được báo cáo. Khoảng 3,5% phụ nữ không biết bất kỳ triệu chứng nào của VNĐSDD và có 5,3% không biết cách dự phòng VNĐSDD [1], [15]. Gần đây, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nhiều phụ nữ Việt Nam có triệu chứng VNĐSDD nhưng không đi khám bệnh hoặc trì hoãn việc khám bệnh. Do vậy, họ không có cơ hội phát hiện bệnh và chữa bệnh, bệnh sẽ có cơ hội kéo dài và lây truyền cho những người khác. Mặt khác, đây là những bệnh mang tính nhạy cảm, người mắc bệnh thường hay xấu hổ, hay đi khám bác sỹ tư và các nhà thuốc tư. Trên thực tế có hơn 1/3 không đi khám và họ bỏ qua triệu chứng hoặc tự chữa bệnh [34]. Tình hình cũng tương tự cho nhóm phụ nữ mang thai. Khoảng 32,6% phụ nữ mang thai có triệu chứng tiết dịch âm đạo và 15,9% phụ nữ có ngứa trong khi mang thai mà không khám do họ lo sợ ảnh hưởng không tốt của thuốc điều trị đến thai nhi [28] Thực hành a. Tình dục an toàn Theo kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước trên phụ nữ cũng như PNBD thì các hành vi nguy cơ VNĐSDD đó là không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên BCS trong quan hệ tình dục, và không điều trị triệt để các bệnh LTQĐTD cũng như tình trạng kinh tế xã hội thấp kém [20], [35]. b. Vệ sinh cá nhân Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh cho thấy tỷ lệ nhiễm Candida trong nhóm phụ nữ thực hành không đúng vệ sinh hàng ngày (47,0%), vệ sinh hành kinh (46,5%), và vệ sinh giao hợp (48,1%) cao hơn nhóm phụ nữ có thực hành đúng (15,2%), (21,3%) và (23,3%). Nguồn nước sinh hoạt cũng có mối

34 23 liên quan với tình trạng nhiễm Candida của người phụ nữ. Những người sử dụng nước giếng có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn nhóm sử dụng nguồn nước máy (56,1% so với 25,1%) [1]. Mối liên quan giữa hiểu biết và thực hành cũng đã được nhiều nghiên cứu khẳng định: tỷ lệ PNBD hiểu biết được rằng sử dụng BCS có thể phòng lây nhiễm HIV là rất cao, chiếm từ 90-95%. Tuy nhiên, từ việc hiểu biết phải được gắn thực hành, nghĩa là phải sử dụng BCS cho tất cả các lần quan hệ tình dục mới là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho PNBD không bị nhiễm VNĐSDD từ khách hàng và ngược lại [20], [35]. Từ hiểu biết về sử dụng BCS đến thực hành sử dụng BCS thường xuyên thường có một khoảng cách rất lớn. Trong nghiên cứu tại Vĩnh Long, mặc dù 99,5% PNBD hiểu, nhưng chỉ có 56,8% (trước can thiệp) và 78,2% (sau can thiệp) PNBD sử dụng BCS cho tất cả các lần quan hệ tình dục với khách hàng lạ; và chỉ có 52,5% (trước can thiệp), 64,5% (sau can thiệp) PNBD sử dụng BCS cho tất cả các lần quan hệ tình dục với khách hàng quen [20]. Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới và Việt Nam cũng chứng minh được rằng có một khoảng cách lớn giữa hiểu biết và thực hành sử dụng BCS để phòng tránh thai, phòng tránh bệnh LTQĐTD [35], [68], [79]. Rất ít thanh niên biết rằng tình dục không an toàn với PNBD và dùng chung bơm kim tiêm là các hành vi nguy cơ cao [20]. Hiểu biết kém liên quan đến hành vi sức khoẻ không lành mạnh. Khoảng 1/6 đến 1/3 số phụ nữ có thai có một số biểu hiện VNĐSDD, nhưng họ không tìm kiếm bất cứ xét nghiệm nào vì sợ các tác dụng phụ của điều trị lên thai nhi [52], [80]. Khoảng 1/3 đến 1/2 các phụ nữ mắc VNĐSDD nghe theo lời khuyên của bạn hoặc kinh nghiệm từ người thân mà không tìm đến bất cứ bác sĩ chuyên khoa nào [84], [87]. Trong những người tìm bác sĩ chuyên khoa chữa trị VNĐSDD/ bệnh LTQĐTD, chỉ 1/3 số đó tuân thủ quy trình điều trị. Chỉ một số rất ít các phụ

35 24 nữ đã tự đi xét nghiệm bệnh LTQĐTD và tất cả số này chọn cơ sở y tế nhà nước để điều trị và khoảng 1/2 phụ nữ không có các thực hành vệ sinh cá nhân phù hợp hàng ngày [54]. Tắm và sử dụng xà phòng trong tắm giặt, vệ sinh hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt là hình thức thực hiện vệ sinh cần thiết đối với phụ nữ. Nguồn nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh như nhà tắm, nhà xí đều ảnh hưởng đến tình trạng VNĐSDD. Khi so sánh việc có hay không sử dụng xà phòng trong lúc tắm và vệ sinh kinh nguyệt, một nghiên cứu đã cho thấy có sự khác nhau đáng chú ý giữa 2 nhóm. Tỷ lệ nhiễm Trichomonas vaginalis, Candida, viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm CTC ở nhóm thường xuyên dùng xà phòng thấp hơn nhiều so với nhóm không dùng, tỷ lệ tương ứng là 4%, 3%, 13% và 4% so với 11%, 6%, 18% và 7% [1]. Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy 16% phụ nữ không có nhà tắm hoặc nhà xí bị nhiễm Trichomonas vaginalis trong khi ở nhóm phụ nữ có nhà tắm riêng tỷ lệ chỉ có 6%; với viêm CTC tỷ lệ giữa 2 nhóm là 22% và 13%. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng số lần thay băng vệ sinh ít/ngày trong khi hành kinh, loại băng vệ sinh kém chất lượng làm tăng nguy cơ VNĐSDD một cách rõ rệt [1], [15]. Kết quả nghiên cứu rà soát về thực trạng VNĐSDD và viêm nhiễm đường sinh sản tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy các VNĐSDD, đặc biệt là tiết dịch âm đạo có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh cá nhân kém, quần lót phơi trong môi trường ẩm ướt thiếu ánh sáng và sử dụng nước không sạch trong tắm giặt [17], [55]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về tình trạng VNĐSDD ở phụ nữ đang công tác trong quân đội tại Việt Nam chưa thấy rõ mối liên quan này [18]. Lý do có thể giải thích cho hiện tượng này là đối tượng trong nghiên cứu thường sống trong môi trường có nước sạch, có ý thức hơn trong công tác vệ sinh cá nhân, khác với

36 25 các nhóm đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu khác là những đối tượng có cả nông dân, người dân tộc, có điều kiện vệ sinh môi trường kém hơn, hiểu biết và thực hành cá nhân về vệ sinh cá nhân kém hơn và có một số phong tục tập quán chưa hợp vệ sinh. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng vệ sinh cá nhân và VNĐSDD [25], [40]. c. Sinh đẻ, nạo hút thai, sử dụng các biện pháp tránh thai Một nghiên cứu khi so sánh nhóm phụ nữ chưa sinh với nhóm phụ nữ đã từng sinh từ 1 lần trở lên trên những PNBD cho thấy các viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm CTC có thấp hơn. Tuy nhiên, trong số các phụ nữ đã từng sinh thì những phụ nữ đã sinh từ 3 lần trở lên bị nhiễm nhiều hơn những người mới sinh 1-2 lần hoặc chưa có con (16% so với 4%). Đối với nhiễm Candida, những người chưa sinh đẻ lại có tỷ lệ nhiễm cao hơn [30], [89]. Tỷ lệ mắc VNĐSDD thấp hơn ở nhóm phụ nữ đã sinh con so với phụ nữ chưa sinh con (49,6% so với 50,9%) [1]. Tỷ lệ mắc VNĐSDD thấp hơn ở nhóm phụ nữ chưa sẩy thai so với phụ nữ đã sẩy thai (47% so với 56,4%). Tỷ lệ hiện mắc VNĐSDD thấp hơn ở nhóm phụ nữ đã có nạo hút thai so với phụ nữ chưa nạo hút thai (44,8% so với 53,4%) [1]. Tỷ lệ mắc VNĐSDD cao hơn ở nhóm phụ nữ đã có tiền sử đặt dụng cụ tử cung (DCTC) so với phụ nữ chưa có tiền sử đặt DCTC, 53,1% so với 47,6% [1]. Mối liên quan giữa đặt DCTC và VNĐSDD đã được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới. Một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển đã cho thấy những phụ nữ sử dụng DCTC có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những phụ nữ không dùng biện pháp tránh thai hay các biện pháp tránh thai khác [62], [63]. Ở Việt Nam, một nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh VNĐSDD đã khẳng định nạo hút thai và đặt DCTC là những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến các VNĐSDD, tuy có thấp hơn một số nghiên cứu trên thế giới với tỷ suất chênh tương ứng là 1,77 ở ngoại thành và 1,15 ở thành thị [1].

37 Các yếu tố về sinh thái, kinh tế xã hội, hệ thống y tế và viêm nhiễm đường sinh dưới Các yếu tố về sinh thái, kinh tế xã hội Theo Nguyễn Duy Ánh (2010), nguy cơ nhiễm Candida trong nhóm phụ nữ sống tại địa bàn Đông Anh cao gấp 8 lần nhóm phụ nữ sống tại địa bàn nội thành Cầu Giấy. Những vùng khác nhau sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Sự khác nhau về địa dư cũng sẽ dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm sinh học và phong tục tập quán giữa những quần thể dân cư. Điều này ảnh hưởng càng rõ nét đối với các bệnh viêm nhiễm và ký sinh trùng [1]. Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ sống ở miền Bắc có nguy cơ VNĐSDD cao gấp 3,1 lần phụ nữ miền Nam. Điều này biểu hiện rõ đối với nhiễm Trichomonas vaginalis, nhiễm Candida. Sự khác biệt giữa 2 miền về các viêm nhiễm do vi khuẩn không lớn (93/300 so với 83/300) [34]. Điều tra của Viện Da liễu ở 5 tỉnh thuộc các vùng sinh thái là: Đông bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long cũng cho kết quả tương tự, ở những vùng địa lý khác nhau tỷ lệ mắc khác nhau một cách rõ rệt [53]. Tỷ lệ hiện mắc VNĐSDD cao nhất ở nhóm phụ nữ có điều kiện kinh tế khó khăn (chiếm 66,7%), tiếp theo là nhóm phụ nữ có điều kiện kinh tế tạm ổn (chiếm 50,25%), nhóm phụ nữ có điều kiện kinh tế đầy đủ có tỷ lệ viêm nhiễm thấp (49,1%) [54]. Cũng theo nghiên cứu trên, tỷ lệ mắc VNĐSDD cao nhất ở nhóm phụ nữ có chồng hay đi xa (chiếm 53%), nhóm phụ nữ có chồng kinh doanh (42,9%). Kết quả nghiên cứu tại Hà Nội cũng cho kết quả về mối liên quan giữa nghề nghiệp của chồng hay đi xa thì tỷ lệ mắc VNĐSDD của vợ càng cao [1] Vai trò của nam giới Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đề cập đến vai trò của nam giới (chồng hoặc bạn tình) trong tỷ lệ mắc VNĐSDD ở phụ nữ. Cũng có thể coi

38 27 đây như là một yếu tố liên quan nhưng tại Việt Nam rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, trong các nội dung ưu tiên cho chương trình can thiệp đối với các bệnh VNĐSDD thì có 2 điểm liên quan tới nam giới là chương trình điều trị cho nam giới; cung cấp đủ thuốc cho nam giới có triệu chứng nhiễm khuẩn đường sinh dục và từ đó làm giảm tỷ lệ mắc của phụ nữ [66]. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh cho thấy nghề nghiệp của người chồng cũng có mối liên quan với tình trạng nhiễm Candida của người phụ nữ. Nhóm phụ nữ có chồng làm nông nghiệp có tỉ lệ nhiễm rất cao so với các nghề khác [1] Dịch vụ y tế Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc thực hiện thủ thuật y tế không vô khuẩn liên quan đến VNĐSDD như đặt DCTC và phá thai, nhưng có rất ít sự chú ý về nguy cơ lây truyền qua đường tình dục [1], [11]. Vai trò của y tế tư nhân cũng liên quan đến VNĐSDD, kết quả một nghiên cứu đánh giá hoạt động cơ sở y tế tư cho thấy, hệ thống y tế tư nhân có những mặt mạnh nhất định, ví dụ như thời gian làm việc linh hoạt, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại, khách hàng không phải đợi lâu và quan hệ giữa cán bộ y tế và khách hàng thân thiện. Tuy nhiên, điểm yếu là các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe còn hạn chế, chú trọng nhiều vào lâm sàng, thiếu trao đổi giữa khách hàng và cán bộ y tế, không có thông tin về HIV/AIDS/STIs và sử dụng BCS, khai báo bạn tình cũng như khuyến nghị về sử dụng BPTT phù hợp cho phụ nữ. Cũng theo nghiên cứu trên, các nhà thuốc quản lý khách hàng VNĐSDD chưa đúng. Khoảng 74% các dược sỹ và người bán thuốc biết họ không được điều trị khách hàng bị VNĐSDD, tuy nhiên trên thực tế 84% tiến hành điều trị. Không ai trong số họ điều trị theo hội chứng đúng phác đồ. Số lượng các nhà thuốc tư vấn điều trị bạn tình và hướng dẫn sử dụng bao cao su rất ít.

39 28 Các trạm y tế xã giữ vai trò thực sự quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKSS, trong đó có các bệnh VNĐSDD. Một điều đã được minh chứng là năng lực cung cấp dịch vụ, tính sẵn có và khả năng tiếp cận của dịch vụ với người dân là những thành tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ tại các cơ sở y tế trong đó có các trạm y tế xã [32]. Nằm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản của cả nước, các trạm y tế xã có những khó khăn riêng trong việc đáp ứng các dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ khám chữa bệnh VNĐSDD nói riêng. Chính sách đãi ngộ, tuyển dụng đối với cán bộ y tế còn nhiều bất cập, dẫn tới khó khăn trong thu hút cán bộ phục vụ tại vùng khó khăn, tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư cho y tế lớn, yêu cầu của nhân dân ngày càng cao nhưng nguồn lực đầu tư cho y tế còn hạn chế [90] Mô hình can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới Qua các báo cáo của TCYTTG và nhiều quốc gia trên thế giới, hiện nay các NKĐSS là rất phổ biến, trong đó các nhiễm khuẩn LTQĐTD có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia, nhất là ở các quốc gia đang phát triển [108]. Để kiểm soát và phòng chống có hiệu quả các nhiễm khuẩn này, một số mô hình can thiệp đã được áp dụng ở các quốc gia. Ở một số nước châu Phi, nơi dịch vụ điều trị các VNĐSDD còn nghèo nàn và tỷ lệ mắc các VNĐSDD còn cao, (1) mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng để hạ thấp các nhiễm khuẩn LTQĐTD, bao gồm nhiễm HIV đã được thử nghiệm. Mô hình này với giải pháp tập trung chủ yếu là cải thiện các dịch vụ điều trị và kiểm soát các nhiễm khuẩn LTQĐTD, gồm 4 hoạt động là đào tạo nhân viên y tế về quản lý và xử trí các nhiễm khuẩn LTQĐTD theo hội chứng như đề nghị của TCYTTG; cung cấp thuốc hiệu qủa và giá thành phù

40 29 hợp; tạo thói quen thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế đối với khách hàng; và tổ chức các chiến dịch ở vùng nông thôn để cải thiện hành vi tìm kiếm điều trị trong cộng đồng. Sau khi can thiệp được triển khai và đánh giá, kết quả cho thấy đã làm giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn LTQĐTD và các NKĐSS khác; giảm lây nhiễm HIV khoảng 40%. Mô hình này được đánh giá là thành công và đã được TCYTTG khuyến cáo như là một mô hình can thiệp có thể khả thi ở các nước đang phát triển [107]. Nghiên cứu của Aggarwal và cộng sự (2004) tiến hành truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) tại cộng đồng về phòng chống VNĐSDD và HIV/AIDS đã nâng cao kiến thức về sự tiếp cận dịch vụ y tế rõ rệt sau can thiệp [56]. Nghiên cứu của Esere (2008) bằng cách TTGDSK về sức khỏe sinh sản tại trường học đã nâng cao kiến thức, thái độ và cải thiện hành vi nguy cơ trong nhóm can thiệp rõ rệt [72]. (2) Các mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng tại Trung Quốc (2007) và Ấn Độ về phòng chống các VNĐSDD cho thấy sau 18 tháng triển khai, kết quả đánh giá cho thấy có một sự cải thiện rõ rệt về kiến thức hiểu biết về các VNĐSDD, các mô hình này đã được đánh giá là rất thành công [78], [95]. (3) Mô hình lồng ghép việc phòng chống VNĐSDD vào trong dịch vụ KHHGĐ cùng với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cũng được TCYTTG đề nghị. Ở một số quốc gia cũng đã thực hiện việc lồng ghép này, đó là kết hợp việc khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn về VNĐSDD trong quá trình thực hiện công tác KHHGĐ làm tăng hiệu quả công tác phòng chống các VNĐSDD như ở Indonesia [101]. (4) Một mô hình khác là can thiệp TTGDSK dựa vào trường học trong phòng chống các nhiễm khuẩn LTQĐTD ở đối tượng vị thành niên. Các nhà

41 30 nghiên cứu đã lồng ghép chương trình giáo dục về sức khỏe sinh sản vào chương trình giảng dạy của trường phổ thông trung học. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp cho thấy đã nâng cao kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản và đã cải thiện hành vi nguy cơ trong nhóm can thiệp đối với các bệnh LTQĐTD ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Tương tự, mô hình can thiệp TTGDSK dựa vào trường học tại Nigeria (2008) ở nhóm vị thành niên, cũng đã làm giảm rõ các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh LTQĐTD và được đánh giá là thành công sau quá trình can thiệp. Từ sự thành công này, tác giả đã đề nghị đưa chương trình giáo dục tình dục vào trong giáo trình giảng dạy ở trường phổ thông trung học ở Nigeria [72]. Ở Việt Nam cho đến nay còn rất ít công trình nghiên cứu can thiệp cộng đồng trong phòng chống các nhiễm khuẩn đường sinh sản nói chung và VNĐSDD nói riêng được công bố. Phần lớn các nghiên cứu là nghiên cứu mô tả về tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan hoặc can thiệp tập trung vào những nhóm nguy cơ cao như PNBD [20], [35]. Từ một số mô hình can thiệp trên đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy, sự lựa chọn mô hình, biện pháp can thiệp khả thi, phù hợp để mang lại hiệu quả can thiệp là tuỳ thuộc vào bối cảnh của mỗi nước và mỗi vùng, miền, điều kiện môi trường làm việc. Tuy nhiên, mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng với các biện pháp phù hợp là mô hình được đánh giá là hiệu quả và bền vững hiện nay. Một nghiên cứu can thiệp khác tại khu vực nông thôn và miền núi tại Việt Nam với cách tiếp cận huy động cộng đồng tham gia phòng chống bệnh VNĐSDD cho phụ nữ là mô hình có kết quả tốt, giá thành rẻ và có tính khả thi. Tỷ lệ mắc VNĐSDD giảm nhiều ở các xã can thiệp so với các xã đối chứng [49].

42 31 Một mô hình can thiệp cũng được coi là khá thành công của Phạm Thu Xanh xây dựng và đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao nhận thức, thái độ, thực hành của phụ nữ nghiên cứu trong phòng chống bệnh VNĐSDD tại Hải Phòng. Các hoạt động can thiệp bao gồm truyền thông liên tục tại cộng đồng và hỗ trợ kỹ thuật cho các trạm y tế xã. Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ ở địa bàn can thiệp biết nguyên nhân, triệu chứng, đường lây bệnh, hậu quả, cách phòng bệnh; biết nguồn thông tin, nơi điều trị phù hợp, vệ sinh sinh dục và kinh nguyệt sau can thiệp đã tăng nhiều so với trước can thiệp. Tỷ lệ phụ nữ ở địa bàn can thiệp có thái độ đúng đối với bệnh VNĐSDD sau can thiệp đã tăng nhiều so với trước can thiệp (77,5% so với 64,4%). Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh VNĐSDD sau can thiệp giảm nhiều so với trước can thiệp (30,7% so với 60,7%). Tỷ lệ phụ nữ viêm kết hợp (âm hộ, âm đạo, CTC) sau can thiệp giảm nhiều so với trước can thiệp (13,1% giảm xuống còn 3,4%) [54]. Kết quả của nghiên cứu can thiệp điều trị và dự phòng VNĐSDD trong và ngoài nước cho thấy, tỷ lệ VNĐSDD vẫn còn cao, các biện pháp can thiệp dự phòng và điều trị có kết quả khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau: - Khả năng tiếp cận của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, vùng sâu vùng xa đến các cơ sở điều trị và dự phòng các VNĐSDD còn khó khăn do các rào cản về địa lý, văn hoá và kinh tế. Người phụ nữ còn chưa thật quan tâm và chia sẻ các vấn đề sức khoẻ sinh sản thường gặp và ít đến khám và điều trị các VNĐSDD. - Nhận thức và thực hành của người phụ nữ về tác nhân, vệ sinh các nhân, vệ sinh trong quan hệ tình dục, dự phòng và điều trị còn hạn chế. Điều này dẫn

43 32 đến tỷ lệ mắc còn cao. Chưa nhận thức được thật đầy đủ về điều trị các VNĐSDD là cần điều trị đồng thời cho cả vợ lẫn chồng/bạn tình. - Công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ còn hạn chế về phương pháp, các tài liệu truyền thông chưa đầy đủ và nội dung vẫn còn chưa thật sát hợp và phù hợp với điều kiện từng khu vực địa lý và cho người dân tộc. - Khả năng đáp ứng của y tế, đặc biệt là công tác đào tạo cập nhật về VNĐSDD, khả năng chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Điều này đã dẫn đến các VNĐSDD không được điều trị triệt để, bệnh kéo dài.

44 33 CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Truyền thông GDSK Cung cấp dịch vụ CSSKSS cho phụ nữ Tổ chức hệ thống vệ sinh (nhà tắm, nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch) Tăng cường áp dụng các chính sách về CSSKSS Kiến thức về phòng VNDSDD Thực hành dự phòng VNDSDD Khám phụ khoa định kì, phát hiện điều trị sớm Điều kiện thực hiện vệ sinh dự phòng VNDSDD Các chính sách, quy định về dự phòng VNDSDD Viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới

45 Tình hình sử dụng lao động nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An Nghệ An là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, là đầu mối trung tâm của vùng, nằm trên trục giao thông chính nối liền Bắc - Nam, có hệ thống giao thông phát triển, đường bộ, đường sắt xuyên quốc gia; có 3 tuyến quốc lộ sang nước bạn Lào; có sân bay phục vụ cho cả khu vực Bắc miền trung; Có Cảng biển Cửa Lò có thể đón tàu 2 vạn tấn ra vào tạo thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến 2014, Nghệ An, có hơn 10 khu công nghiệp (KCN), các KCN Nghệ An đã thu hút nhiều dự án đầu tư. Hàng loạt dự án lớn hoạt động hiệu quả đã mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh. Trung bình hàng năm, hoạt động của các KCN đã đóng góp khoảng 10% ngân sách trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Các KCN trên địa bàn đã giải quyết việc làm cho khoảng lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng... Số lao động nữ trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh là / người, chiếm tỷ lệ 79,1%. Do sự phát triển một số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động nữ nên có một số DN sử dụng lao động nữ với số lượng lớn như Công ty Matrix Việt Nam, Công ty may Minh Anh - Kim Liên, Công ty Prex Vinh Việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chế độ chính sách đối với lao động nữ của các DN, còn nhiều bất cập, tồn tại, đặc biệt các chính sách liên quan đến công tác CSSKSS. Do vậy, cần tiến hành một nghiên cứu về thực trạng để từ đó đề ra các chính sách phù hợp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe lao động nữ tại các khu công nghiệp là một đòi hỏi cấp thiết và thể hiện tính nhân văn của xã hội. Công ty may Nam Sung Vi Na, trụ sở tại xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu được đầu tư bởi nhà đầu tư Hàn Quốc, có quy mô hơn 1400 công nhân, ngoài các bộ phận hành chính công ty có 15 phân xưởng may, trung bình mỗi

46 35 phân xưởng được bố trí từ công nhân, chủ yếu là may quần áo xuất khẩu, đối tượng làm việc tại nhà máy chủ yếu xuất phát từ nhân dân các xã của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Công ty may Minh Anh-Kim Liên, có địa chỉ ở Đường Đặng Thai Mai, Khu công nghiệp Nam Cấm, được đầu tư bởi các doanh nghiệp đến từ Cộng hoà Liên bang Đức, quy mô 1200 công nhân, bốn phân xưởng may quần áo xuất khẩu, đối tượng làm việc chủ yếu là nhân dân các xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Như vậy, qua các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy ngày càng có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh VNĐSDD ở phụ nữ. Nguyên nhân và cơ cấu bệnh có sự khác biệt giữa các vùng địa lý, sinh thái, môi trường, điều kiện làm việc. Việt Nam còn thiếu những nghiên cứu về thực trạng và các mô hình can thiệp có hiệu quả về phòng chống bệnh VNĐSDD của phụ nữ công tác, lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Một số giải pháp can thiệp đã được áp dụng gần đây ở các nước đang phát triển và được chứng minh là có hiệu quả; có thể xem đây là cơ sở để xây dựng và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp về phòng chống bệnh VNĐSDD cho phụ nữ theo cách phù hợp với điều kiện ở nước ta nói chung và khu công nghiệp nói riêng.

47 36 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng - Là những phụ nữ từ tuổi, có chồng, làm việc tại công ty may của tỉnh Nghệ An. - Có thời gian hợp đồng làm việc tại các phân xưởng may của công ty ít nhất là 12 tháng kể từ khi tham gia nghiên cứu để đảm bảo thời gian cho nghiên cứu can thiệp. - Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ - Đối tượng đang dùng các thuốc kháng sinh toàn thân hoặc thuốc đặt âm đạo, thụt rửa âm đạo trong thời gian 15 ngày trước khi đến khám. - Bỏ nghiên cứu giữa chừng (nghỉ việc, ốm đau) Nghiên cứu định tính - Lãnh đạo công ty, lãnh đạo công đoàn, quản đốc phân xưởng. - Công nhân nữ làm việc tại công ty Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 2 công ty may có quy mô lớn của tỉnh Nghệ An, được lựa chọn có chủ đích dựa trên số lượng công nhân nữ làm việc. Công ty may Nam Sung Vi Na, trụ sở tại xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu quy mô 1400 công nhân, ngoài các bộ phận hành chính công ty có 15 phân xưởng may, trung bình mỗi phân xưởng được bố trí từ công nhân, chủ yếu là may quần áo xuất khẩu, đầu tư bởi nhà đầu tư Hàn Quốc, đối tượng

48 37 làm việc tại nhà máy chủ yếu là nhân dân các xã của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Công ty may Minh Anh-Kim Liên, có địa chỉ ở Đường Đặng Thai Mai, Khu công nghiệp Nam Cấm, được đầu tư bởi các doanh nghiệp đến từ Cộng hoà Liên bang Đức, quy mô 1200 công nhân, bốn phân xưởng may quần áo xuất khẩu, đối tượng làm việc chủ yếu là nhân dân các xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu 4 năm, từ 9/2013 đến 6/2017, được chia thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (từ tháng 9/2013-9/2014): xây dựng đề cương nghiên cứu - Giai đoạn 2 (từ tháng 10-11/2014): nghiên cứu mô tả cắt ngang trước can thiệp ở cả 2 công ty nhằm thu thập số liệu về thực trạng tình hình VNĐSDD của phụ nữ tuổi có chồng tại địa bàn nghiên cứu, mô tả một số yếu tố liên quan, thói quen sinh hoạt và vệ sinh, tiền sử sử dụng các BPTT... ảnh hưởng đến tình hình VNĐSDD của phụ nữ tuổi có chồng, làm cơ sở đề xuất các giải pháp can thiệp. - Giai đoạn 3 (từ tháng 12/ /2015): tiến hành nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Chọn một công ty để tiến hành can thiệp, một công ty còn lại làm đối chứng, điều tra sau can thiệp ở cả 2 công ty nhằm so sánh và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm VNĐSDD của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. - Giai đoạn 4 (1/2016-7/2017): phân tích số liệu và viết luận án Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu định lượng - Mục tiêu 1: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Mục tiêu 2: thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng, so sánh trước sau có đối chứng. (Toàn bộ công nhân ở nhóm can thiệp và đối chứng đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được theo dõi trước sau can thiệp)

49 Nghiên cứu định tính Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và sử dụng thông tin sẵn có Cỡ mẫu Nghiên cứu định lượng Cỡ mẫu cho mục tiêu 1: nghiên cứu mô tả cắt ngang Cỡ mẫu được tính theo công thức: n=z 2 1-α/2 p(1-p)/d 2 Trong đó: - n: là cỡ mẫu nghiên cứu; - p: tỷ lệ mắc VNĐSDD theo kết quả của một nghiên cứu trước đây là 0,4 [50]; - Z: là hệ số tin cậy tính theo, chọn = 0,05 tra bảng ta có Z = 1,96; - d: độ chính xác mong muốn là 3,2%; Cỡ mẫu của nghiên cứu theo tính toán là 901 phụ nữ Cỡ mẫu nghiên cứu cho mục tiêu 2: nghiên cứu can thiệp Sử dụng công thức tính cỡ mẫu sau: n 1 n 2 [ Z (1 / 2) 2 p(1 p) Z ( p 1 1 p [ p (1 p ) p 1 2 2) 1 2 (1 p 2 )] 2 Trong đó: - n 1 : cỡ mẫu nghiên cứu trước can thiệp - n 2 : cỡ mẫu nghiên cứu sau can thiệp - p 1 = tỷ lệ mắc VNĐSDD ở phụ nữ tuổi có chồng trong nghiên cứu của mục tiêu 1, p 1 = 0,4. - p 2 = tỷ lệ mắc VNĐSDD ở phụ nữ trong nhóm can thiệp sau can thiệp là 0,3. p =(p 1 + p 2 )/2; - Z 1- /2 : hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96)

50 39 - z 1- : lực mẫu (= 90%) Cỡ mẫu nghiên cứu tính được là 388 phụ nữ tuổi có chồng/1 công ty. Lấy thêm 10% để đề phòng một số phụ nữ không tham gia đến khi kết thúc nghiên cứu, số phụ nữ cần nghiên cứu là 426/một công ty Nghiên cứu định tính - Phỏng vấn sâu 1 lãnh đạo công ty, 1 lãnh đạo công đoàn, 2 quản đốc phân xưởng. - Thảo luận nhóm: hai cuộc, mỗi cuộc 10 công nhân ở một nhà máy Chọn mẫu Mục tiêu 1 Tổng số nữ công nhân may của 2 công ty đủ tiêu chuẩn nghiên cứu là 931, do đó chúng tôi chọn toàn bộ số nữ công nhân của hai công ty này vào nghiên cứu Mục tiêu 2 Chọn một công ty để tiến hành can thiệp, một công ty còn lại làm đối chứng. Công ty may Minh Anh-Kim Liên, Thành phố Vinh được chọn ngẫu nhiên triển khai các giải pháp can thiệp. Công ty đối chứng là Công ty may Nam Sung VINA, huyện Diễn Châu. Số nữ ở độ tuổi sinh đẻ có chồng ở Công ty Nam Sung-VINA là 468 và công ty Minh Anh-Kim Liên là 463 nữ công nhân may. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi chọn toàn bộ nữ công nhân đủ tiêu chuẩn của 2 công ty tham gia nghiên cứu. Thiết kế và quy trình triển khai nghiên cứu can thiệp được trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau:

51 So sánh So sánh 40 Lưạ chọn địa điểm NC Công ty Minh Anh - Kim Liên, TP Vinh Đồng nhất: - Tính chất công việc - Tổ chức - Sản xuất (Công ty nước ngoài) Công ty Nam Sung Vi Na huyện Diễn Châu Điều tra 1 Trước can thiệp Phỏng vấn, khám và XN Phỏng vấn, khám và XN Truyền thông Chọn ngẫu nhiên Can thiệp Khám & điều trị Thay đổi điều kiện Can thiệp theo thường quy vệ sinh Sau can thiệp Điều tra 2 Phỏng vấn, khám và XN Phỏng vấn, khám và XN So sánh Sơ đồ 1.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp

52 Các biến số nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Đối với mục tiêu 1: a. Đặc trưng cá nhân - Tuổi - Dân tộc - Trình độ học vấn - Tình trạng hôn nhân - Nguồn thông tin về sức khỏe b. Kinh tế - Môi trường hộ gia đình - Tình trạng kinh tế hộ gia đình: chuẩn nghèo, dưới đồng/người/tháng; chuẩn cận nghèo, đến đồng/người/tháng; trung bình từ trên đến đồng/người/tháng; khá trên đồng/người/tháng (Căn cứ theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn ) - Loại nước sử dụng cho ăn uống/sinh hoạt: nước hợp vệ sinh (nước máy, nước giếng khơi, giếng khoan đúng quy định về vệ sinh, nước mưa); nước không hợp vệ sinh (nước sông, nước giếng đất đào; nước kênh, mương, ao hồ và nước bị ô nhiễm khác). - Tình trạng nhà tắm: nhà tắm kín, có cửa che, nền xây không đọng nước, khô ráo, không nứt nẻ, diện tích tối thiểu l,4m 2, có rãnh thoát nước. - Tình trạng nhà vệ sinh: nhà vệ sinh hợp vệ sinh gồm hai ngăn, tự hoại, bán tự hoại. c. Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình - Số lần mang thai - Số lần sẩy thai

53 42 - Số lần phá thai - Áp dụng biện pháp tránh thai d. Kiến thức về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới - Tỷ lệ nữ công nhân may có kiến thức về triệu chứng của VNĐSDD, vệ sinh cá nhân, QHTD, tác nhân gây bệnh và hậu quả của VNĐSDD - Tỷ lệ nữ công nhân may có kiến thức về biện pháp phòng chống VNĐSDD e. Thực hành về phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới - Tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành khám bệnh phụ khoa trong 12 tháng qua - Tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành vệ sinh sinh dục đúng: rửa từ trước ra sau; rửa bên ngoài âm hộ bằng nước sạch hoặc nước pha dung dịch vệ sinh phụ nữ; lau khô bằng khăn, vải sạch - Tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành vệ sinh kinh nguyệt: khi hành kinh, mỗi ngày người phụ nữ làm vệ sinh và thay băng từ 3 lần trở lên; dùng băng vệ sinh thích hợp (sạch, được làm sẵn và đã vô khuẩn; hoặc băng vệ sinh tự làm bằng vải xô, đã giặt sạch bằng xà phòng). - Tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành vệ sinh khi quan hệ tình dục: khi cả hai vợ chồng đều làm vệ sinh vào thời điểm ngay trước khi giao hợp f. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới Tình trạng VNĐSDD được xác định khi có ít nhất một triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm vi sinh dương tính - Theo vị trí viêm Tỷ lệ viêm âm hộ o Viêm âm hộ: vùng âm hộ có màu đỏ, ngứa, sưng đau hoặc sùi loét. Tỷ lệ viêm âm đạo o Viêm âm đạo do Trichomonas: Ngứa rát âm hộ, âm đạo, khí hư loãng, đục, vàng nhạt thường có bọt. Niêm mạc âm đạo viêm đỏ, viêm có thể lan đến CTC.

54 43 o Viêm âm đạo do nấm: Ngứa âm hộ, âm đạo, khí hư như bột, sánh, có khi trông như vảy nhỏ. Âm hộ và âm đạo đỏ sẫm. o Viêm âm đạo do G. vaginalis: Bacterial vaginois Khí hư vàng như mủ, hoặc sáng xanh đồng nhất. Âm đạo xung huyết đỏ. - Theo căn nguyên: tiêu chuẩn chẩn đoán căn nguyên một VNĐSDD trong nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán căn nguyên một viêm nhiễm đường sinh Triệu chứng bệnh Tác nhân gây bệnh Nấm men (Candida albicans) Trùng roi (Trichomonas vaginalis) Vi khuẩn (Gardnerella vaginalis) Chlamydia trachomatis Lậu cầu (Neissera gonorrhoeae) dục dưới trong nghiên cứu [2] Triệu chứng cơ năng Ngứa âm đạo, đau rát Ngứa rát âm hộ, âm đạo, giao hợp đau Khó chịu, có mùi hôi sau giao hợp 50 75% không có triệu chứng, có thể ra khí hư 50% không có triệu chứng. Triệu chứng lâm sàng Khí hư trắng đục như váng sữa bám chặt vào thành âm đạo Khí hư vàng, trắng có bọt, mùi tanh, âm đạo viêm đỏ khi bôi lugol (có hình ảnh đêm sao) Khí hư nhiều, lỏng, màu vàng xám, có mùi hôi, tanh, niêm mạc âm đỏ 20% có lộ tuyến CTC, có thể viêm âm hộ, âm đạo, viêm phần phụ cấp, bán cấp Khí hư nhiều, vàng, đặc, xanh từ CTC ra mùi hôi, niêm mạc âm đạo phù nề, chạm vào dễ chảy máu Cận lâm sàng Soi tươi thấy sợi nấm, bào tử nấm nhuộm Gram, cấy có sợi nấm Soi tươi có trùng roi di động Nhuộm Gram thấy Clue cell Có mặt của kháng nguyên Chlamydia, huyết thanh, cấy tế bào Lấy bệnh phẩm nhuộm Gram, thấy song cầu Gram âm nội tế bào

55 Đối với mục tiêu 2: đánh giá giải pháp can thiệp Nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp, chúng tôi thu thập các chỉ số sau (có so sánh trước và sau can thiệp ở 2 nhóm can thiệp và nhóm đối chứng): - Kiến thức về bệnh VNĐSDD (chi tiết các chỉ số như ở mục d phần ) - Thực hành về phòng chống bệnh VNĐSDD (chi tiết các chỉ số như ở mục e phần ) - Thực trạng VNĐSDD (chi tiết các chỉ số như ở mục f phần ) Nghiên cứu định tính Phỏng vấn sâu lãnh đạo công ty nhằm thu thập các thông tin sau: - Tình hình cơ cấu, tổ chức và số lượng công nhân làm việc trong các bộ phân trong công ty. Số lao động nữ/tổng số người lao động; thời gian làm việc; thu nhập bình quân; điều kiện ATVSLĐ; ô nhiễm ồn, bụi, nhiệt độ, hóa chất; điều kiện nhà ở, nước sạch, công trình vệ sinh; cơ sở vui chơi giải trí (sân bóng chuyền, nhà văn hóa, thư viện...); các công trình phúc lợi như: nhà ở, nhà văn hóa, thư viện, sân thể thao, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ ; số nhà tắm/nhà vệ sinh trong nhà máy - Các chế độ chính sách đối với người lao động của công ty, đặc biệt là cho công nhân nữ. Đóng bảo hiểm xã hội- bảo hiểm y tế; thực hiện quy định về chế độ và chính sách đối với lao động nữ. - Công tác tổ chức và các hoạt động của công ty trong chăm sóc sức khỏe của nữ công nhân. Thực hiện quy định về CSSKSS: khám phụ khoa định kì, chế độ thai sản, truyền thông; dịch vụ tư vấn, chăm sóc SKSS và KHHGĐ Thảo luận nhóm với những nữ công nhân nhằm thu thập các thông tin sau - Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc các bệnh VNĐSDD và làm thế nào giảm nguy cơ mắc bệnh này.

56 45 - Thực trang hiện tại của công ty trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân nữ (về chính sách, chế độ, truyền thông, khám phát hiện và điều trị, có sở làm việc, điều kiện vệ sinh...). - Đề xuất với công ty để giải quyết các vấn đề này Công cụ nghiên cứu Nghiên cứu định lượng - Bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc: Phần 1. Đặc điểm chung Phần 2. Đặc điểm kinh tế và môi trường hộ gia đình Phần 3. Tiền sử thai nghén và tình dục Phần 4. Kiến thức về bệnh VNĐSDD Phần 5. Thực hành về phòng các bệnh VNĐSDD - Bảng kiểm quan sát - Phiếu khám lâm sàng - Phiếu xét nghiệm Nghiên cứu định tính - Bảng kiểm phỏng vấn sâu - Bảng kiểm thảo luận nhóm 2.9. Phương pháp thu thập số liệu Chuẩn bị thu thập số liệu - Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: các công cụ, bảng kiểm, biểu mẫu nghiên cứu, được thiết kế, thử nghiệm và hoàn thiện trước khi tiến hành nghiên cứu. - Thành lập đoàn cán bộ điều tra, bao gồm: các bác sỹ chuyên khoa chuyên ngành phụ sản của trung tâm CSSKSS tỉnh, khoa sản bệnh viện đa khoa huyện thực hiện việc thăm khám phụ khoa và lấy bệnh phẩm. Các bác sỹ và

57 46 cán bộ xét nghiệm của trung tâm CSSKSS tỉnh và Bệnh viện Đa khoa huyện thực hiện xét nghiệm vi sinh. Cán bộ y tế của trung tâm CSSKSS tỉnh Nghệ An, Chi cục Dân số KHHGĐ thực hiện việc phỏng vấn nữ công nhân may với bộ câu hỏi có cấu trúc sẵn. - Tập huấn cho cán bộ tham gia nghiên cứu về các nội dung điều tra (phỏng vấn, khám phụ khoa, xét nghiệm). - Tiến hành họp, thông báo và thống nhất với đại diện các công ty may, cán bộ phòng y tế và các tổ chức đoàn thể: hội phụ nữ, đoàn thanh niên, công đoàn các đơn vị được chọn điều tra về việc triển khai điều tra tại đơn vị. - Cán bộ chuyên trách của phòng y tế kết hợp với đại diện các đoàn thể thông báo, vận động và phổ biến trước cho các đối tượng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và kế hoạch tổ chức điều tra, để các đối tượng biết và tham gia Phỏng vấn Tất cả các đối tượng nghiên cứu được các điều tra viên phỏng vấn theo bộ câu hỏi có cấu trúc đã được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về đặc điểm cá nhân, vệ sinh cá nhân, kiến thức, thực hành và thực trạng về bệnh VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm Phỏng vấn sâu các cán bộ lãnh đạo công ty (phụ lục 4). Thảo luận nhóm với nữ công nhân may (phụ lục 5) Khám phụ khoa Các đối tượng nghiên cứu được các bác sỹ chuyên khoa phụ sản khám phụ khoa để đánh giá tình trạng VNĐSDD, kết quả khám được ghi vào phiếu khám lâm sàng (phụ lục 2). Khám lâm sàng bao gồm: - Phỏng vấn để xác định các triệu chứng cơ năng

58 47 - Khám lâm sàng các tổn thương ở âm hộ: viêm, loét, sẩn ngứa, u sùi, khí hư ở âm đạo (quan sát qua mỏ vịt) và các bất thường ở âm đạo như: viêm đỏ, loét, trợt thành âm đạo, u sùi thành âm đạo. Khám để xác định viêm CTC, lộ tuyến CTC, polyp CTC Xét nghiệm - Cách lấy bệnh phẩm để xét nghiệm: dùng hai tăm bông đã được hấp vô khuẩn, lấy dịch cùng đồ sau của âm đạo qua mỏ vịt khi khám, cho vào ống đựng tăm bông xét nghiệm đã vô khuẩn - Các xét nghiệm do Trung tâm CSSKSS tỉnh và Bệnh viện Đa khoa huyện thực hiện soi tươi tại chỗ và nhuộm Gram tại Trung tâm CSSKSS tỉnh. - Xét nghiệm trong nghiên cứu sử dụng phương pháp soi tươi và nhuộm gram để xác định tác nhân gây bệnh. - Các bước và kỹ thuật tiến hành xét nghiệm được thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế về quy trình lẫy mẫu, xét nghiệm [4]. Kết quả xét nghiệm được ghi vào phiếu xét nghiệm đã được lập sẵn (phụ lục 3). a. Xét nghiệm nấm Candida: - Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: dùng mỏ vịt mở rộng âm đạo, dùng que cấy lấy bệnh phẩm ở cùng đồ sau làm tiêu bản - Làm tiêu bản: bệnh phẩm sau khi lấy cần làm hai tiêu bản. Tiêu bản soi tươi: bệnh phẩm hoà trong giọt nước muối sinh lý đậy lá kính đem soi trên kính hiển vi quang học, sử dụng vật kính 10 quan sát trước, sau đó dùng vật kính 40 để khẳng định nấm. Nấm Candida xuất hiện khi những tế bào men hình oval, có thể thấy cả dạng có chồi hoặc không có chồi. Đôi khi có thể thấy sợi giả là những tế bào men kéo dài và dính với nhau tạo hình sợi. Nếu trung bình trên một vi trường thấy: o Không có bào tử nấm là âm tính (-)

59 48 o Có 1 2 bào tử nấm là dương tính (+) o Có 3 5 bào tử nấm là dương tính (+ +) o Có > 5 bào tử nấm là dương tính (+ + +) Tiêu bản nhuộm Gram: dùng vật kính dầu, kết quả dương tính nếu thấy tế bào nấm hình tròn hoặc bầu dục, có chồi, bắt màu Gram (+), đôi khi có dạng sợi giả. b. Xét nghiệm Trichomonas vaginalis: - Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: dùng mỏ vịt đưa sâu vào âm đạo một cách nhẹ nhàng, xoay mỏ vịt để định vị CTC. Nhúng mỏ vịt qua NaCl 0,9%. Dùng que cấy hoặc tăm bông đã tiệt trùng lấy bệnh phẩm ở cùng đồ âm đạo. - Làm tiêu bản và thực hiện soi tươi: hoà bệnh phẩm vào giọt nước muối sinh lý 0,9% hoặc Ringerlactat đã nhỏ sẵn trên lam kính, đậy lá kính soi ngay trên kính hiển vi quang học. - Nhận định kết quả: kết quả dương tính khi thấy hình thể trùng roi hình quả mơ, dài khoảng 10 m, rộng 7 m, có 5 đôi roi (4 trước, một sau) đang di động, Trichomonas chuyển động bằng roi đẩy theo kiểu vừa quay vừa giật lùi. c. Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên Chlamydia ( sử dụng que thử nhanh one-step hãng Ameritek của Mỹ [12] - Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: sử dụng tăm bông vô trùng, đưa mỏ vịt vào âm đạo tìm và định vị CTC, sử dụng tăm bông thứ nhất lau sạch dịch tiết ở CTC, tăm bông thứ hai đưa sâu vào ống CTC 2 cm, xoay tăm bông và miết tăm bông vào thành ống CTC từ giây. Cho tăm bông vào ống nghiệm đã ghi tên, tuổi nữ công nhân may và cắm vào giá. - Thực hiện xét nghiệm: nhỏ 2 giọt (0,9ml) dung dịch tách chiết bệnh phẩm vào ống nghiệm chứa bệnh phẩm. Cho 5 giọt (0,2ml) chứng dương vào ống nghiệm có chứa 5 giọt (0,2ml) dung dịch tách chiết, sau phút đậy nắp có màng lọc vào các ống nghiệm bệnh phẩm. Lấy các thanh thử ra khỏi

60 49 túi. Ghi tên bệnh phẩm và chứng dương vào các thanh thử. Nhỏ 4 giọt (150 l) dung dịch tách chiết có chứa bệnh phẩm vào lỗ tròn trên thanh thử (nhỏ từng giọt), tránh tạo bọt. Với chứng dương cũng tương tự đối với bệnh phẩm. Để các thanh thử bệnh phẩm và chứng dương ở nhiệt độ phòng, đọc kết quả sau 20 phút. - Nhận định kết quả: mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính khi thanh thử xuất hiện hai vạch tím đỏ (một vạch kiểm tra, một vạch thử nghiệm). Mẫu bệnh phẩm có kết quả âm tính khi thanh thử vạch kiểm tra xuất hiện một vạch tím đỏ. d. Xét nghiệm vi khuẩn bằng nhuộm Gram: - Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: sử dụng tăm bông vô trùng lấy dịch ở cùng đồ sau âm đạo. - Làm tiêu bản: bệnh phẩm được dàn mỏng lên lam kính với đường kính 1cm, sau đó nhuộm Gram và soi trên kính hiển vi. - Nhận định kết quả: nếu trung bình trên một vi trường thấy: Không có bạch cầu là âm tính (-) Có 1 5 bạch cầu là dương tính (+) Có 6 10 bạch cầu là dương tính (+ +) Có > 10 bạch cầu là dương tính (+ + +) - Kết quả dương tính (+ +) trở lên là có triệu chứng VNĐSDD - Để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial vaginosis) theo phương pháp của Nugent, cần đánh giá số lượng Lactobacillus; Vi khuẩn có hình thái giống Gardnerella, (bao gồm Gardnerella vaginalis, Bacteroide spp, Prevotella spp và Porphyromonas spp); Mobiluncus spp. - Để đánh giá số lượng vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram theo bảng điểm Nugent và tổng số điểm của ba loại hình thái vi khuẩn, cụ thể như sau: 0 3 điểm: khuẩn chí bình thường

61 điểm: tình trạng vi khuẩn trung gian, nghĩa là không bình thường nhưng cũng không phải là viêm âm đạo 7 10 điểm: viêm âm đạo do vi khuẩn Điểm đánh giá số lượng vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram theo Nugent trong nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 2.2. Điểm đánh giá số lượng vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram Hình thái vi khuẩn Lactobacillus Giống Gardnerella Mobiluncus spp theo Nugent [91] Số lượng vi khuẩn trên một vi trường vật kính dầu 0 < > 30 0 < > 30 0 < Điểm e. Xét nghiệm lậu cầu khuẩn bằng nhuộm Gram: - Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: chủ yếu ở niệu đạo và CTC Lấy bệnh phẩm ở niệu đạo: dùng tăm bông vô trùng đưa sâu vào lỗ niệu đạo 1,5cm, xoay nhẹ tăm bông và lưu tăm bông trong thời gian từ 5 10 giây cho dịch tiết ngấm vào tăm bông Lấy bệnh phẩm ở CTC: dùng mỏ vịt đưa sâu vào âm đạo, xoay mỏ vịt để định vị CTC, dùng tăm bông vô trùng lấy bệnh phẩm qua mỏ vịt, đưa tăm bông vào ống CTC khoảng 2cm, xoay nhẹ và lưu tăm bông 5 10 giây, kéo nhẹ tăm bông ra.

62 51 - Làm tiêu bản: bệnh phẩm được dàn đều trên lam kính sạch, để khô tự nhiên rồi cố định bằng nhiệt sau đó thực hiện theo các bước sau: Nhỏ dung dịch tím tinh thể phủ lên tiêu bản để 1 phút. Đổ dung dịch tím tinh thể và rửa tiêu bản dưới vòi nước chảy nhẹ. Nhỏ dung dịch Lugol để 30 giây. Đổ dung dịch Lugol và rửa nước, tẩy màu: Nhỏ vài giọt cồn lên tiêu bản, nghiêng tiêu bản qua lại để cho cồn chảy từ cạnh nọ sang cạnh kia của tiêu bản, khi thấy màu tím của phiến đồ vừa phai hết thì rửa nước ngay. Nhỏ dung dịch Fuchsin để 1 phút. Rửa nước kỹ, để khô và soi. - Nhận định kết quả có thể thấy: nhiều song cầu khuẩn Gram âm hình hạt cafê nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân đang thoái hoá thì chẩn đoán xác định là lậu cầu. (Phương pháp này có độ nhạy 90-95% và độ đặc hiệu %) Các hoạt động can thiệp Có 3 nội dung can thiệp đã được triển khai áp dụng trong nghiên cứu trong thời gian 12 tháng, cụ thể như sau: Khám và điều trị kết hợp với tư vấn tại chỗ: - Toàn bộ 931 đối tượng nghiên cứu đều được khám lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán xác định VNĐSDD. Công tác khám lâm sàng và xét nghiệm được các cán bộ y tế của TT CSSKSS tỉnh, trung tâm y tế huyện và Phòng Y tế công ty thực hiện (địa điểm tại phòng y tế cơ quan). Sau đó các cán bộ y tế của Phòng Y tế công ty tiếp tục theo dõi về lâm sàng cho đến khi khỏi bệnh. Kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng cũng như điều trị được ghi lại vào phiếu khám chữa bệnh kèm theo hồ sơ sức khỏe của từng đối tượng. Song song với việc khám lâm sàng, xét nghiệm và điều trị cho

63 52 những phụ nữ mắc bệnh, công tác tư vấn trực tiếp về phòng chống VNĐSDD được tiến hành trong những lần khám bệnh. - Phụ nữ mắc ít nhất một VNĐSDD thông thường được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu quy định tại Hướng dẫn chuẩn quốc gia sức khỏe sinh sản [4], sau đó được khám lâm sàng lại và xét nghiệm lại. Điều trị tại chỗ bằng các thủ thuật, cấp thuốc điều trị bệnh VNĐSDD mà đối tượng hiện mắc. - Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không thì điều trị theo hội chứng. - Đối với mọi trường hợp tiết dịch âm đạo, cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình, trừ trường hợp viêm âm đạo do nấm hoặc vi khuẩn. - Chuyển tuyến điều trị khi: Các triệu chứng không giảm sau một đợt điều trị. Nếu nghi có viêm tiểu khung thì phải điều trị tại tuyến huyện trở lên Truyền thông giáo dục sức khỏe: để nâng cao kiến thức hiểu biết, thái độ và hành vi liên quan đến việc phòng chống VNĐSDD cho phụ nữ thuộc đối tượng nghiên cứu. - Thiết kế, biên soạn 20 bài truyền thông dựa trên tài liệu truyền thông về SKSS của Sở Y tế Nghệ An (xem phụ lục 10.2). Đã soạn thảo được một tờ rơi với tiêu đề Mô hình cung cấp dịch vụ CSSKSS và phòng tránh thai cho công nhân tại các khu công nghiệp và phát cho nữ công nhân may (xem phụ lục 10.1). Đã biên soạn một số tài liệu về chẩn đoán, điều trị và dự phòng VNĐSDD dùng để tập huấn cho cán bộ y tế xã trên địa bàn công ty và phòng y tế công ty. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tuyên truyền viên về CSSKSS/KHHGĐ cho cán bộ y tế, trưởng phân xưởng, trưởng các tổ sản xuất của công ty. - Lựa chọn áp phích: sử dụng áp phích về CSSKSS/KHHGĐ do Bộ Y tế phối hợp dự án GIZ biên tập và đã triển khai có hiệu quả. Những áp phích

64 53 này được treo tại công ty ở những địa điểm dễ nhìn và ở những nới nữ công nhân hay tập trung (xem phụ lục 10.1). - Các nội dung truyền thông bao gồm tầm quan trọng của việc phòng chống VNĐSDD, nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng bệnh, các hậu quả của bệnh, các hướng dẫn cách xử trí khi nghi ngờ mắc bệnh, sự tuân thủ điều trị, việc tái khám sau điều trị, các hướng dẫn về phòng bệnh (cách thực hành đúng việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp và điều kiện đảm bảo cho việc vệ sinh, việc thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm, cách phòng lây nhiễm); lợi ích của việc phòng, chống và khuyến khích, động viên tham gia các hoạt động phòng chống VNĐSDD, các nội dung nâng cao chất lượng dân số và KHHGĐ, - Các biện pháp truyền thông được đa dạng hoá, phối hợp bằng nhiều phương pháp, nhiều kênh và phương tiện truyền thông, đồng thời lồng ghép vào các chương trình y tế tại địa phương bằng nhiều hình thức: Tư vấn trực tiếp: công tác tư vấn trực tiếp được thực hiện thông qua các buổi khám bệnh thường kỳ hoặc thông qua các buổi khám bệnh cho từng phụ nữ đến khám tại phòng y tế. Phát 2 lượt tài liệu truyền thông (phát các tờ rơi hướng dẫn, phòng, điều trị ). Các tài liệu TTGDSK như tờ rơi được cán bộ y tế của Phòng y tế công ty phát trực tiếp tới các phụ nữ; 50 áp phích được dán ở sân công ty, khu vực nhà ăn và đường đi trong công ty. Phát thanh: các bài TTGDSK được phát thanh vào các buổi trưa sau giờ ăn 2 lần/ tuần. Truyền thông lồng ghép CSSKSS và KHHGĐ: phối hợp với Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh tổ chức 3 đợt (90 phút/đợt) truyền thông lồng ghép, nói chuyện chuyên đề về CSSKSS cho nữ công nhân may

65 54 - Công tác TTGDSK và giám sát được nhóm nghiên cứu và các cán bộ y tế của Phòng Y tế công ty thực hiện theo kế hoạch. Sau mỗi đợt TTGDSK nhóm nghiên cứu trực tiếp xem xét kết quả và điều chỉnh loại hình TTGDSK cho phù hợp Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại công ty can thiệp - Cải thiện điều kiện vệ sinh (nước hợp vệ sinh và nhà tắm hợp vệ sinh), vận động sự tham gia của ban quản lý công ty may và công nhân vào việc cải thiện nguồn nước, nhà tắm hợp vệ sinh. Số lượng nhà vệ sinh đã tăng từ 25 (trước can thiệp) lên 65 (sau can thiệp), số nhà tắm tăng lên từ 3 (trước can thiệp) lên 7 (sau can thiệp). - Đào tạo cho cán bộ y tế về thực hiện sàng lọc, phát hiện, khám và chữa bệnh cho phụ nữ mắc VNĐSDD thông thường. Các cán bộ y tế của công ty may được tập huấn cùng với các cán bộ y tế của huyện (4 đợt). Trước mỗi lớp tập huấn đều có tiến hành đánh giá trước và sau mỗi lớp tập huấn. Đồng thời tổ chức các cuộc giám sát hỗ trợ theo phương pháp cầm tay chỉ việc nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng khám bệnh và xét nghiệm thông thường cho các cán bộ của phòng y tế công ty. - Tài liệu tập huấn về VNĐSDD được biên soạn dựa trên các tài liệu của Bộ Y tế ban hành, như: Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế) [4], bài giảng về VNĐSDD của Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tham gia giảng dạy cho các lớp tập huấn cho cán bộ phòng y tế là nghiên cứu sinh, cán bộ y tế của Trung tâm CSSKSS và trung tâm y tế huyện.

66 Đánh giá biện pháp can thiệp - Tiến hành đánh giá sau 12 tháng can thiệp bằng thực hiện điều tra cắt ngang tại hai công ty, so sánh các kết quả điều tra trước-sau can thiệp tại công ty can thiệp và công ty đối chứng. - Nội dung, phương pháp thực hiện điều tra và thu thập số liệu tương tự như điều tra ở nghiên cứu mô tả - Tính chỉ số hiệu quả để đánh giá hiệu quả can thiệp thực sự Xử lý và phân tích số liệu Các số liệu điều tra được nhập và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Epi-Info 6.4 và SPSS Các chỉ số thống kê trong nghiên cứu bao gồm: - Số lượng, tỷ lệ phần trăm. - So sánh 2 tỷ lệ bằng kiểm định khi bình phương (Chi-square test). - Xác định giá trị p (p-value) cho các kiểm định. - Mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trang VNĐSDD được phân tích trên mô hình đơn biến và hồi qui đa biến. Trên mô hình hồi quy đa biến (Binary logistic), kỹ thuật phân tích Enter được sử dụng. Tỷ số chênh thô (Crude OR) và điều chỉnh (Adjusted OR) và khoảng tin cậy 95% (CI 95%) được tính nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ. Các biến số được đưa vào mô hình hồi quy đa biến dựa theo 2 nguyên tắc: (1) dựa trên các công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa các yếu tố và VNĐSDD trong và ngoài nước trước đây; (2) dựa theo sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến của nghiên cứu này. - Tính chỉ số hiệu quả để đánh giá hiệu quả can thiệp thực sự. Chỉ số hiệu quả (CSHQ) được tính theo các bước sau:

67 56 Bước 1: đánh giá hiệu quả can thiệp (%) của nhóm can thiệp HQ (CT) : HQ (CT) = p 1 p 2 p 1 x 100 Trong đó: - p 1: chỉ số đánh giá trước thời điểm can thiệp ở nhóm can thiệp - p 2: chỉ số đánh giá sau thời điểm can thiệp ở nhóm can thiệp Bước 2: đánh giá hiệu quả can thiệp (%) của nhóm đối chứng HQ(ĐC): p 1 p 2 HQ (ĐC) = x 100 p 1 Trong đó: - p 1 : chỉ số đánh giá trước thời điểm can thiệp ở nhóm đối chứng - p 2 : chỉ số đánh giá sau thời điểm can thiệp ở nhóm đối chứng Bước 3: đánh giá hiệu quả can thiệp thực sự (%) của nghiên cứu bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ): CSHQ = HQ (CT) HQ (ĐC) Vai trò của nghiên cứu sinh trong nghiên cứu này Nghiên cứu sinh tham gia vào mọi giai đoạn của nghiên cứu từ thiết kế nghiên cứu, tổ chức và điều phối nghiên cứu, tham gia thu thập, phân tích số liệu và viết luận văn Đạo đức trong nghiên cứu - Phụ nữ tham gia nghiên cứu sẽ được giải thích về mục đích, cách tiến hành, lợi ích hay những vấn đề có thể gặp phải trong qúa trình tham gia nghiên cứu để các đối tượng trẻ tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu và ký vào bản cam kết tham gia nghiên cứu. - Tuân thủ theo các qui định về khám chữa bệnh do Bộ Y tế quy định, đảm bảo an toàn cho các đối tượng tham gia nghiên cứu. Quá trình khám và lấy dịch xét nghiệm, can thiệp điều trị sẽ được đảm bảo vô trùng, không có nguy cơ gì, do cán bộ y tế có kinh nghiệm thực hiện theo đúng quy trình

68 57 quy định. Có đầy đủ trang thiết bị, thuốc chống sốc dự phòng xử trí kịp thời các biến cố có thể xẩy ra trong quá trình điều trị. - Những phụ nữ bị viêm nhiễm nặng phát hiện trong quá trình sàng lọc sẽ được tư vấn và chuyển tới cơ sở y tế để điều trị. Nhóm các phụ nữ tham gia nhóm đối chứng sẽ được tư vấn về phương pháp vệ sinh tại chỗ và toàn thân sau khi can thiệp kết thúc. Ngoài ra, các hoạt động CSSKSS vẫn được hành theo quy định của Bộ Y tế. - Thông tin cá nhân và kết quả khám, xét nghiệm được đảm bảo bí mật và chỉ thông báo cho phòng y tế công ty và từng phụ nữ trong nhóm nghiên cứu. - Ở nhóm đối chứng mặc dù không được nhận những can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi, nhưng công nhân vẫn được nhận những can thiệp theo thường quy của Bộ Y tế: được khám sức khỏe định kỳ (không khám phụ khoa), được truyền thông một năm một lần về chăm sóc sức khỏe nói chung. Sau khi kết thúc nghiên cứu này chúng tôi sẽ triển khai khám phụ khoa định kỳ và tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân ở nhóm đối chứng. - Đề cương nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương thông qua.

69 58 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Một số đặc trưng của đối tượng nghiên cứu Đặc trƣng Tuổi - < Dân tộc - Kinh - Khác Đối tƣợng Hônnhân - Hiện đang sống với chồng - Ly dị, ly thân, góa Công việc hàng ngày - May - Cắt Học vấn < Tiểu học - THCS > PTTH Nơi ở - Nông thôn - Thành phố Bảng trên cho thấy: Bảng 3.1. Đặc trưng đối tượng nghiên cứu Công ty Nam Sung Vi Na (n=468) Tỷ lệ SL % ,6 50,9 44,0 4,4 98,7 1,3 97,0 3,0 74,1 25,9 0,8 17,1 82,1 95,1 4,9 Công ty Minh Anh Kim Liên (n=463) Tỷ lệ SL % ,4 51,8 40,6 5,2 97,0 3,0 97,8 2,2 70,6 29,4 1,5 12,7 85,6 92,2 7,8 Tổng số (n=931) SL Tỷ lệ % 1,5 51,3 42,3 4,9 97,5 2,5 97,4 2,5 72,4 27,6 1,2 14,9 83,9 93,7 6,3 p >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 - Tỷ lệ nữ công nhân may ở độ tuổi tuổi là cao nhất (50,9%,-51,8%) tiếp theo là nhóm tuổi 30-39, chiếm 44,0% ở Công ty Nam Sung Vi Na,

70 59 40,6% ở Công ty Minh Anh Kim Liên. Tuổi trung bình của các nữ công nhân may là 29,7±6,01 tuổi. - Tỷ lệ nữ công nhân may có trình độ học vấn là PTTH trở lên là cao nhất, chiếm 82,1% ở Công ty Nam Sung Vi Na, 85,6%% ở Công ty Minh Anh Kim Liên và tiểu học chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 1,5%. - Đại đa số nữ công nhân may hiện đang sống với chồng, chiếm 98,0% ở Công ty Nam Sung Vi Na, 97,8% ở Công ty Minh Anh Kim Liên, còn lại là goá, ly dị và ly thân. - Đại đa số nữ công nhân may sống ở nông thôn chiếm trên 92%. - Các đặc trưng cá nhân và gia đình của các đối tượng nghiên cứu ở hai công ty là tương tự nhau, không có sự khác biệt, với p>0, Một số đặc trưng về kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Tình trạng kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu Đặc trƣng Đối tƣợng Nguồn nƣớc chính cho vệ sinh cá nhân - Không hợp vệ sinh - Hợp vệ sinh Hố xí - Không hợp vệ sinh - Hợp vệ sinh Nhà tắm riêng - Không có - Có Tình trạng kinh tế - Nghèo - Cận nghèo - Trung bình - Khá Công ty Nam Sung Vi Na (n=468) Công ty Minh Anh KimLiên (n=463) Tổng số (n=931) SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL % ,8 53,2 20,3 79,7 10,7 89,3 3,2 12,4 74,6 9, ,1 46,9 27,9 72,1 4,1 95,9 0,9 3,7 82,9 12, ,9 50,1 24,1 75,9 7,4 92,6 2,0 8,1 87,3 11,2 p >0,05 >0,05 >0,05 >0,05

71 60 - Tỷ lệ nữ công nhân may sử dụng nước hợp vệ sinh cho tắm giặt chiếm 53,2% ở công ty Nam Sung Vi Na, 46,9% ở công ty Minh Anh Kim Liên. Tỷ lệ nữ công nhân may có sử dụng nhà tắm riêng chiếm trên 89% ở hai công ty. Tỷ lệ nữ công nhân may sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (hai ngăn, thấm/tự hoại) chiếm tỷ lệ 79,7% ở công ty Nam Sung Vi Na, 72,1% ở công ty Minh Anh Kim Liên. - Tỷ lệ nữ công nhân may được đánh giá ở mức kinh tế trung bình, chiếm 74,6% công ty Nam Sung Vi Na, 82,9% ở công ty Minh Anh Kim Liên. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có nhà tắm, nguồn nước, và hố xí hợp vệ sinh, tình trạng kinh tế giữa hai công ty với p>0,05. Bảng 3.3. Nguồn thông tin về viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Nguồn thông tin về VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%) Từ cán bộ y tế ,2 Từ vô tuyến/đài ,5 Từ sách báo ,5 Từ cán bộ phụ nữ ,5 Từ bạn bè ,2 Từ các nguồn khác 89 9,6 Tỷ lệ nữ công nhân may nhận được thông tin về VNĐSDD từ cán bộ y tế là cao nhất (48,2%), từ vô tuyến/đài (40,5%), sách báo (34,5%).

72 Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình Bảng 3.4. Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình của đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng Tiền sử sinh đẻ Số lần mang thai - Chưa Từ 3 trở lên Sẩy thai - Chưa Nạo phá thai - Có - Chưa Sử dụng BPTT - Có - Không Công ty Nam Công ty Minh Tổng số Sung Vi Na Anh Kim Liên (n=931) (n=468) (n=463) SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 27 5, ,8 80 8, , , , , , , , , , , , ,9 35 7,5 24 5,2 59 6, , , , , , , , , ,1 p >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 - Tỷ lệ nữ công nhân may có 1-2 con chiếm trên 67% và nữ công nhân may có tiền sử sẩy thai là 18,6% ở công ty Nam Sung Vi Na,15,3% ở công ty Minh Anh Kim Liên; Tỷ lệ nữ công nhân may có tiền sử nạo phá thai là 7,5% ở công ty Nam Sung Vi Na, 5,2% ở công ty Minh Anh Kim Liên. - Tỷ lệ nữ công nhân may dùng các biện pháp tránh thai chiếm tỷ lệ tương đối cao, trên 60% - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mang thai, nạo phá thai, sảy thai, sử dụng BPTT giữa hai công ty.

73 62 Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu (n=931) Sử dụng các BPTT Số lƣợng Tỷ lệ (%) Không sử dụng ,6 Dụng cụ tử cung ,6 Xuất tinh ngoài âm đạo ,6 Bao cao su ,8 Thuốc uống tránh thai 57 6,1 Thuốc tiêm tránh thai 16 1,7 Tính vòng kinh 9 1 Triệt sản nữ 5 0,5 Tổng cộng ,0 Bảng trên cho thấy tỷ lệ nữ công nhân may đã từng sử dụng BPTT tương đối cao, chiếm 68,4 %. Trong đó, tỷ lệ nữ công nhân may sử dụng DCTT chiếm 33,6%, tiếp theo là sử dụng BCS chiếm 10,8% và thấp nhất là triệt sản nữ, chiếm 0,5%. Đặc biệt, tỷ lệ nữ công nhân may còn áp dụng biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo chiếm 14,6%.

74 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Có 40,2% Không 59,8% Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc ít nhất một VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu (n=931) Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ hiện mắc ít nhất một bệnh VNĐSDD ở công nhân nữ hai khu công nghiệp may tỉnh Nghệ An chiếm 40,2%. Tỷ lệ 40 35, ,7 1,4 1,2 0,1 0 Viêm lộ tuyến CTC Viêm âm đạo Viêm âm hộ Polip cổ tử cung Sùi mào gà Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới theo các vị trí viêm nhiễm của đối tượng nghiên cứu (n=931) Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ công nhân nữ mắc viêm lộ tuyến CTC chiếm tỷ lệ cao nhất (35,8%), tiếp theo là viêm âm đạo đơn thuần (2,7%), viêm âm hộ đơn thuần (1,6%) và polip CTC (1,2%). Tỷ lệ nữ công nhân mắc bệnh sùi mào gà chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,1%).

75 64 Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nhiều vị trí của đối tượng nghiên cứu (n=931) Viêm nhiễm phối hợp nhiều vị trí Số lƣợng Tỷ lệ (%) Viêm âm hộ + viêm âm đạo 19 2,0 Viêm âm đạo + viêm CTC 11 1,2 Viêm âm hộ + viêm CTC 9 1,0 Viêm âm hộ + viêm âm đạo + viêm CTC 3 0,3 Tỷ lệ nữ công nhân may mắc viêm âm hộ + viêm âm đạo là 2%, viêm âm đạo + viêm CTC là 1,2%, viêm âm hộ + viêm CTC là 1% và viêm âm hộ + viêm âm đạo + viêm CTC là 0,3%. Tỷ lệ (%) , , ,5 0,2 0,4 Lậu Vi khuẩn Nấm Candida Trùng roi Chlamydia Biểu đồ 3.3. Phân bố một số tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Biểu đồ trên cho thấy trong các tác nhân gây VNĐSDD thì căn nguyên chủ yếu là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6%), tiếp đến là căn nguyên do nấm Candida với tỷ lệ 16,6%, Chlamydia chiếm 2,5%, trùng roi chiếm 0,4% và thấp nhất là lậu chiếm 0,2%

76 65 Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm đồng thời nhiều tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Nhiễm đồng thời nhiều tác nhân gây bệnh Số lƣợng Tỷ lệ (%) Vi khuẩn + nấm Candida 22 2,4 Vi khuẩn + Chlamydia 3 0,3 Chlamydia + nấm Candida 3 0,3 Vi khuẩn + trùng roi 2 0,2 Nấm Candida + trùng roi 2 0,2 Vi khuẩn + lậu 1 0,1 Vi khuẩn + nấm Candida + Chlamydia 1 0,1 Bảng trên cho thấy tỷ lệ nữ công nhân may nhiễm đồng thời 2 tác nhân gây bệnh: vi khuẩn + nấm Candida là 2,4%, nhiễm vi khuẩn + Chlamydia và nhiễm Chlamydia + nấm Candida cùng là 0,3%, nhiễm vi khuẩn + trùng roi và nấm Candida + trùng roi cùng là 0,2%. Tỷ lệ nữ công nhân may nhiễm đồng thời 3 tác nhân gây bệnh: vi khuẩn + nấm Candida + Chlamydia là 0,1%. Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm các tác nhân theo các vị trí viêm nhiễm của đối tượng nghiên cứu Candida Trichomonas G.vaginalis Chlamydia Viêm nhiễm đƣờng sinh n=155 n=4 n=276 n=23 dục dƣới SL % SL % SL % SL % Viêm âm hộ n=13 1 7, ,7 1 7,7 Viêm âm đạo n= , ,0 3 12,0 Lộ tuyến CTC n= ,5 1 0, ,6 12 3,6 Bảng trên cho thấy trong viêm âm đạo tác nhân gây viêm chủ yếu là Candida (48%), G. vaginalis (32%). Trong viêm lộ tuyến CTC, các tác nhân chính là G. vaginalis (33,6%), Candida (16,5%).

77 66 Bảng 3.9. Các triệu chứng cơ năng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Các triệu chứng cơ năng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tiết dịch bộ phận sinh dục ,1 Ngứa ,6 Đau bụng dưới ,7 Tiểu tiện buốt 13 1,4 Khác 60 6,4 Bảng trên cho biết tỷ lệ nữ công nhân may có các triệu chứng cơ năng trong VNĐSDD, tỷ lệ có tiết dịch âm đạo chiếm 29,1%, ngứa chiếm 25,6%, đau bụng dưới chiếm 12,7% và các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp. Bảng Các triệu chứng thực thể viêm nhiễm đường sinh dục dưới (n=931) Các triệu chứng thực thể Số lƣợng Tỷ lệ (%) CTC lộ tuyến ,8 Niêm mạc âm đạo viêm đỏ 75 8,1 Dịch âm đạo vàng xanh có bọt 40 4,3 Dịch âm đạo có mùi hôi 39 4,2 Viêm CTC 35 3,8 Polip CTC 11 1,2 Loét sùi 9 1 Polip âm đạo 1 0,1 Bảng trên cho biết tỷ lệ nữ công nhân may có các triệu chứng thực thể trong VNĐSDD. Tỷ lệ có lộ tuyến CTC chiếm rất cao (35,8%); niêm mạc âm đạo viêm đỏ (8,1), viêm CTC (3,8%) và các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp.

78 Kiến thức về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Kiến thức về các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Kiến thức về các triệu chứng của VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%) Ngứa bộ phận sinh dục ,8 Tiết dịch âm đạo ,2 Đau bụng ,7 Tiểu tiện đau buốt 59 6,3 Loét sùi bộ phận sinh dục 29 3,1 Nhìn chung tỷ lệ nữ công nhân may biết về các triệu chứng của VNĐSDD chưa cao. Tỷ lệ nữ công nhân may biết triệu chứng ngứa bộ phận sinh dục là cao nhất (66,8%) và sau đó là tiết dịch âm đạo (61,2%). Tuy nhiên, nữ công nhân may biết các triệu chứng đau bụng thấp (12,7%) và thấp nhất là loét sùi bộ phận sinh dục (3,1%). Đa số ý kiến của chị em trong thảo luận nhóm đều không quan tâm đến bệnh VNĐSDD ở nơi làm việc: Lâu nay chúng em không nghe nói và cũng không hiểu gì về những bệnh của phụ nữ làm việc ở những công ty may như thế này. Thực sự chúng em chả quan tâm nhiều lắm về vấn đề này. Nếu thấy bất thường hoặc khó chịu ở bộ phận sinh dục thì thường chúng em cũng không đi khám mà chỉ tự mua thuốc điều trị. (nữ công nhân may, 27 tuổi)

79 68 Bảng Kiến thức về lý do mắc các viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Kiến thức về lý do mắc viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới Số lƣợng Tỷ lệ (%) Không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ,6 Không giữ vệ sinh khi quan hệ tình dục ,5 Thiếu nước sạch ,3 Vệ sinh kinh nguyệt kém ,2 Có nhiều bạn tình 78 8,4 Tỷ lệ nữ công nhân may biết về lý do mắc VNĐSDD chưa cao. Tỷ lệ nữ công nhân may biết do không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục chiếm 73,6%. Tỷ lệ nữ công nhân may biết các lý do khác thấp như thiếu nước sạch (32,3%), vệ sinh kinh nguyệt kém (24,2%), không giữ vệ sinh khi quan hệ tình dục (32,5%) và có nhiều bạn tình (8,4%). Bảng Kiến thức về các tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Kiến thức về tác nhân gây VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%) Vi khuẩn ,8 Nấm Vi rút Khác 15 1,6 Không biết ,9 Tỷ lệ nữ công nhân may biết về tác nhân gây VNĐSDD khá thấp: có đến 30,9% không hiểu biết về tác nhân gây VNĐSDD; Tỷ lệ nữ công nhân may biết tác nhân gây VNĐSDD do vi khuẩn chiếm 46,8%, nấm (30%), vi rút (11%) và khác (1,6%).

80 69 Bảng Kiến thức về cách dự phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Kiến thức về dự phòng VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ,9 Sử dụng nước sạch ,4 Giữ vệ sinh trong quan hệ tình dục ,4 Giữ vệ sinh kinh nguyệt ,1 Tắm rửa hàng ngày ,1 Quan hệ tình dục chung thuỷ ,4 Khám phụ khoa định kỳ 84 9 Sử dụng bao cao su 25 2,7 Điều trị cho cả vợ lẫn chồng khi mắc bệnh 21 2,3 Biện pháp khác 19 2,0 Tỷ lệ nữ công nhân may biết về cách giữ vệ sinh bộ phận sinh dục dưới là khá cao (78,6%) và khám phụ khoa định kỳ khá thấp (9%). Còn lại, biết về các cách dự phòng khác khá thấp. Kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy chị em cũng đã biết khá rõ về cách vệ sinh thông thường để dự phòng các bệnh VNĐSDD: Theo em để dự phòng các bệnh đường sinh dục thì phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày đặc biệt là khi hành kinh, tuy nhiên chúng em cũng rất muốn được hướng dẫn cụ thể hơn về các biện pháp phòng bệnh này (nữ công nhân may, 28 tuổi) Để giúp dự phòng các bệnh VNĐSDD, chị em cũng đã có một số ý kiến đề xuất Chúng em đề nghị cần làm thêm nhà vệ sinh để chúng em đỡ phải chờ và nên có thêm cán bộ y tế chuyên về bệnh phụ nữ tại phòng y tế và nên có khám phụ khoa trong các đợt khám sức khỏe định kì (nữ công nhân may, 40 tuổi). Chúng em cũng mong muốn công ty có nhiều buổi nói chuyện và cung cấp thêm thông tin về cách phòng chống những bệnh ở phụ nữ ( nữ công nhân may 29 tuổi)

81 70 Bảng Kiến thức về hậu quả viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Kiến thức về hậu quả của VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%) Gây vô sinh ,9 Viêm vòi trứng ,2 Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng 73 7,8 Lây bệnh cho chồng 62 6,7 Chửa ngoài tử cung 37 4 Tăng nguy cơ nhiễm HIV 27 2,9 Lây bệnh cho thai nhi 25 2,7 Không biết ,4 Tỷ lệ nữ công nhân may biết về hậu quả của VNĐSDD không cao. Tỷ lệ nữ công nhân biết về hậu quả của VNĐSDD là chửa ngoài tử cung (4%), lây bệnh cho thai nhi (2,7%), tăng nguy cơ lây nhiễm HIV (2,9%) và lây bệnh cho chồng (6,7%) Thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Bảng Thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu (n=931) Thực hành phòng chống VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thay băng vệ sinh 3 lần trở lên/ngày khi hành kinh ,2 Sử dụng băng vệ sinh hợp vệ sinh khi hành kinh ,9 Rửa bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục ,2 Rửa bộ phần sinh dục từ trước ra sau ,3 Rửa bộ phận sinh dục khi hành kinh 3 lần trở lên/ngày ,2 Rửa bộ phận sinh dục từ 3 lần trở lên/ngày ,5

82 71 Tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành về cách rửa bộ phận sinh dục hợp vệ sinh từ trước ra sau khá cao (74,3%), sử dụng băng vệ sinh hợp vệ sinh khi hành kinh (90,9%), thay băng vệ sinh 3 lần/ngày khi hành kinh (91,2%) và rửa bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục (81,2%). Các thực hành khác khá thấp như rửa bộ phận sinh dục 3 lần trở lên/ngày (15,5%), rửa bộ phận sinh dục khi hành kinh 3 lần trở lên /ngày (54,2%). 40,6% Có Không 59,4% Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % khám phụ khoa trong vòng 12 tháng qua của đối tượng nghiên cứu (n=931) Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ nữ công nhân may đã từng đi khám phụ khoa định kỳ trong vòng 12 tháng trước khi nghiên cứu là khá thấp, chỉ chiếm 40,6%. 10,9% 89,1% Y tế công Y tế tư nhân Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ khám phụ khoa trong vòng 12 tháng qua theo các cơ sở y tế (n=378) Tỷ lệ nữ công nhân may đi khám phụ khoa định kỳ tại cơ sở y tế công chiếm 89,1% và đi khám ở có sở y tế tư nhân chiếm 10,9%.

83 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới Các chính sách và quy định về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân ở hai công ty nghiên cứu Bảng Chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân ở hai công ty nghiên cứu Nội dung Công ty Nam Sung-Vi Na Công ty Minh Anh-Kim Liên Số lao động nữ/tổng số người lao động 1148/ /1200 Đóng BHXH BHYT Thực hiện đóng BHXH Thực hiện đóng BHXH BHYT cho 100% công nhân BHYT cho 100% công nhân 8 tiếng/ca 8 tiếng/ca Thời gian làm việc, Ngày 2 ca (7h-17h) Ngày 2 ca (7h-17h) theo ca Không có ca 3 Không có ca 3 Thu nhập bình quân 4 triệu đồng 5,3 triệu đồng Điều kiện ATVSLĐ Đảm bảo điều kiện ATVSLĐ Đảm bảo điều kiện ATVSLĐ Ô nhiễm ồn, bụi, nhiệt độ, hóa chất Điều kiện nhà ở, nước sạch, công trình vệ sinh Cơ sở vui chơi giải trí (sân bóng chuyền, nhà văn hóa, thư viện...) Các công trình phúc lợi như: nhà ở, nhà văn hóa, thư viện, sân thể thao, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ Không có ô nhiễm Không ô nhiễm Hàng năm công ty tổ chức đánh giá môi trường lao động. Đa số lao động là người địa Đa số lao động là người địa phương, sống tại nhà không phương, sống tại nhà không phải thuê trọ. phải thuê trọ. Nước do công ty TNHH Diễn Nước máy do công ty nước Châu cung cấp. sạch TP Vinh cung cấp Không có Không có Không có Không có

84 73 Nội dung Công ty Nam Sung-Vi Na Công ty Minh Anh-Kim Liên Số nhà tắm/nhà vệ sinh trong nhà máy 0/160 7/65 Đảm bảo các quy định, bao Đảm bảo các quy định, bao Thực hiện quy định về gồm các quy định cho phụ nữ gồm các quy định cho phụ nữ chế độ và chính sách mang thai và nuôi con nhỏ mang thai và nuôi con nhỏ đối với LĐ nữ Phép năm: 14 ngày/năm Phép năm: 14 ngày/năm Thực hiện quy định về Thực hiện đầy đủ các quy định Thực hiện đầy đủ các quy định CSSKSS: khám phụ Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng khoa định kì, chế độ thai sản, truyền thông một lần một lần Chưa tổ chức khám phụ khoa Chưa tổ chức khám phụ khoa định kỳ. định kỳ. Có 1 phòng y tế có khả năng Có 1 phòng y tế có khả năng khám chữa bệnh thông thường khám chữa bệnh thông thường Dịch vụ Tư vấn, chăm và khám phụ khoa và khám phụ khoa sóc SKSS và KHHGĐ Thực hiện công tác tư vấn sức Thực hiện công tác tư vấn sức khỏe cho công nhân khỏe cho công nhân Hợp đồng 24/24 khám chữa bệnh Hợp đồng 24/24 khám chữa bệnh với bệnh viện huyện Diễn Châu. với bệnh viện 115 Nghê An. Nhìn chung hai công ty đã tuân thủ các quy định về chính sách chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc SKSS nói riêng cho công nhân nữ nói riêng. Tuy nhiên cả hai công ty đều chưa tổ chức khám phụ khoa định kỳ cho nữ công nhân, chưa cung cấp các công trình phúc lợi và vui chơi giải trí cho công nhân. Tỷ lệ nhà vệ sinh và nhà tắm còn thấp so với số lượng công nhân đặc biệt ở công ty Minh Anh-Kim Liên. Giám đốc công ty Minh Anh-Kim Liên cho biết thêm: Công ty chú trọng môi trường làm việc thông thoáng, có hút bụi và trang phục bảo hộ nên sức khỏe công nhân cơ bản được đảm bảo. Hàng năm Trung tâm y tế dự phòng tỉnh về khám bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân. Không ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh nghề nghiệp.

85 74 Mặc dù có nhà vệ sinh nhưng nhiều chị em phàn nàn về chất lượng và số lượng của các công trình này: Nhà vệ sinh còn bẩn, hôi và đọng nước khó đi lắm ạ. Nhà vệ sinh chưa đủ, nhiều khi nghỉ trưa chúng em còn phải đợi chờ lâu mới đi được. (nữ công nhân may, 35 tuổi) Việc khám phụ khoa định kì là không được thực hiện ở các công ty này mặc dù có khám sức khỏe định kì hàng năm: Hàng năm công ty đều mời đoàn tỉnh, huyện về khám sức khỏe theo quy định, nhưng không được khám phụ khoa, chúng em chỉ đi khám phụ khoa ở các cơ sở y tế khi có vấn đề khó chịu. Nhiều khi bận làm ca cũng chẳng có thời gian đi khám (nữ công nhân may, 32 tuổi) Mối liên quan giữa tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố Bảng Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu Yếu tố đặc trƣng cá nhân VNDSDD SL (%) OR đơn biến (95% CI) OR đa biến (95%CI) Tuổi từ 25 trở lên (n=744) 294 (35,9) 1,1 (0,83-1,58) 1,3 (1,06-1,93) Dân tộc khác (n=9) 5 (55,6) 0,7 (0,40-1,30) 1,2 (0,9-2,73) Không tôn giáo (n=183) 79 (43,1) 0,9 (0,62-1,98) 1,1 (0,95-1,25) Tiểu học (n=11) 4 (36,3) 0,8 (0,57-1,99) 0,9 (0,68-1,21) Ly dị/li thân/góa (n=13) 8 (61,5) 0,9 (0,75-1,86) 1,0 (0,70-1,60) Kinh tế trung bình và kém (n=830) 326 (39,3) 0,8 (0,49-1,13) 1,4 (0,58-3,38) Sử dụng nước không sạch (n=309) 55 (17,8) 1,1 (0,78-1,67) 0,9 (0,67-1,17) Hố xí không hợp vệ sinh (n=298) 72 (24,2) 1,1 (0,79-1,56) 1,3 (0,93-1,70)

86 75 Bảng trên cho thấy trên mô hình đơn biến không có yếu tố nào cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa yếu tố đặc trưng cá nhân và VNĐSDD. Tuy nhiên, trên mô hình phân tích hồi quy đa biến giữa 8 yếu tố đặc trưng cá nhân, gia đình và VNĐSDD, chỉ có những nữ công nhân may có độ tuổi từ 25 trở lên có nguy cơ mắc VNĐSDD cao gấp 1,3 lần những người tuổi dưới 25. Sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với 95% CI: 1,06-1,93. Bảng Mối liên quan giữa tiền sử sinh đẻ và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Tiền sử sinh đẻ VNĐSDD n (%) OR đơn biến (95% CI) OR đa biến (95%CI) Đã mang thai (n=851) 344 (40,4) 1,0 (0,63-1,75) 1,1 (0,88-1,21) Đã sẩy thai (n=159) 62 (39,0) 0,9 (0,84-1,03) 1,1 (0,87-1,46 Đã phá thai (n=59) 21 (35,6) 0,9 (0,75-1,12) 0,8 (0,60-1,26) Sử dụng BPTT (n=794) 264 (33,2) 1,2 (0,91-1,62) 1,2 (0,89-1,68) Bảng trên cho thấy trên mô hình đơn biến và đa biến giữa 4 yếu tố về tiền sử sinh đẻ và VNĐSDD không có yếu tố nào cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mối liên quan với VNĐSDD.

87 76 Bảng Mối liên quan giữa kiến thức viêm nhiễm đường sinh dục dưới và mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới Kiến thức về VNĐSDD VNĐSDD OR đơn biến OR đa biến n (%) (95% CI) (95%CI) Hiểu biết về các triệu chứng của VNĐSDD Có đau bụng (n=118) 48 (40,7) 1,0 (0,69-1,52) 1,2 (0,78-1,86) Tiết dịch âm đạo (n=570) 228 (50,5) 1,0 (0,75-1,29) 1,1 (0,77-1,44) Loét sùi BPSD (n=29) 12 (41,4) 1,1 (0,50-2,20) 1,1 (0,52-2,47) Ngứa BPSD (n=622) 249 (40,0) 1,0 (0,84-1,17) 1,2 (0,82-1,56) Không hiểu biết về vệ sinh cá nhân và QHTD Thiếu nước sạch (n=301) 113 (37,5) 0,9 (0,64-1,13) 0,7 (0,48-1,08) Không giữ vệ sinh BPSD (n=685) 272 (39,7) 0,9 (0,69-1,75) 0,9 (0,67-1,370 Vệ sinh kinh nguyệt kém (n=225) 96 (42,7) 1,2 (0,85-1,55) 0,9 (0,63-1,40) Không vệ sinh trước QHTD (n=303) 123 (40,6) 1,0 (0,78-1,36) 1,2 (0,79-1,79) Có nhiều bạn tình (n=78) 25 (32,1) 1,2 (0,98-1,35) 2,1 (1,45-6,95) Không hiểu biết về các tác nhân gây VNĐSDD Vi khuẩn (n=495) 188 (37,9) 1,2 (0,93-1,58) 1,3 (0,96-1,77) Vi rút (n=829) 335 (40,4) 0,9 (0,60-1,39) 1,1 (0,57-2,05) Nấm (n=652) 254 (38,6) 1,1 (0,96-1,21) 0,9 (0,64-1,28) Không hiểu biết về cách phòng tránh VNĐSDD Sử dụng nước sạch (n=556) 220 (39,6) 1,0 (0,74-1,67) 1,1 (0,74-1,61) Giữ vệ sinh BPSD (n=196) 87 (44,4) 1,1 (0,96-1,26) 1,2 (0,55-1,68) Giữ vệ sinh kinh nguyệt (n= 679) 113 (44,8) 1,3 (0,97-1,74) 0,9 (0,64-1,28) Giữ vệ sinh QHTD (n= 611) 248 (40,6) 1,0 (0,91-1,13) 0,7 (0,45-1,04) QHTD chung thuỷ (n= 816) 340 (41,7) 1,1 (0,73-1,60) 1,4 (0,83-2,43) Khám phụ khoa định kỳ (n=847) 341 (40,3) 1,0 (0,84-1,22) 1,1 (0,60-1,73) Điều trị cả vợ/chồng (n= 910) 367 (40,3) 1,1 (0,82-1,52) 0,6 (0,18-1,81) Không hiểu biết về hậu quả của VNĐSDD Gây vô sinh (n= 504) 212 (42,1) 0,96-1,19 0,8 (0,59-1,18) Gây chửa ngoài tử cung (n= 894) 355 (39,7) 0,8 (0,58-1,12) 1,9 (0,83-4,14) Dễ lây nhiễm HIV (n= 904) 364 (40,3) 1,1 (0,78-1,42) 1,1 (0,41-2,61) Trên mô hình phân tích đơn biến không có yếu tố kiến thức nào liên quan mang ý nghĩa thống kê với VNĐSDD. Trên phương trình hồi quy đa biến

88 77 giữa 22 yếu tố về kiến thức về VNĐSDD, chỉ có những nữ công nhân may không hiểu biết về nhiều bạn tình có nguy cơ mắc VNĐSDD cao gấp 2,1 lần những người khác, sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với 95% CI: 1,45-6,95. Bảng Mối liên quan giữa thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Thực hành phòng chống VNĐSDD VNĐSDD n (%) OR đơn biến (95% CI) OR đa biến (95%CI) Rửa BPSD hàng ngày 3 lần (n=144) 69 (47,9) 1,2 (0,32-2,25) 1,2 (0,01-3,21) Rửa BPSD từ trước ra sau (n=692) 280 (40,5) 1,1 (0,94-1,78) 0,9 (0,78-1,14) Khi hành kinh rửa >3 lần ngày (n=505) 229 (45,3) 1,1 (0,75-1,34) 1,1 (0,95-1,35) Rửa BPSD trước khi QHTD (n=756) 314 (41,5) 1,5 (0,98-1,85) 1,5 (0,96-2,26) Khám phụ khoa trong vòng 12 tháng qua (n=377) 155 (41,1) 1,2 (0,76-1,74) 0,9 (0,72-1,26) Bảng trên trình bày mô hình phân tích đơn biến và hồi quy đa biến về mối liên quan giữa 5 yếu tố thực hành và VNĐSDD. Kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa các yếu tố này và VNĐSDD. Bảng Mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiền sử sinh đẻ, kiến thức, thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới Các yếu tố liên quan VNĐSDD n (%) OR đơn biến (95% CI) OR đa biến (95%CI) Tuổi từ 25 trở lên (n=744) 294 (39,5) 1,1 (0,83-1,58) 1,3 (1,06-1,93) Không hiểu biết về sử dụng nước sạch (n=556) Không hiểu biết về có nhiều bạn tình dễ mắc bệnh (n=78) Không hiểu biết về tác nhân gây bệnh là vi khuẩn (n=495) Không hiểu biết về cần giữ vệ sinh QHTD (n=611) 220 (39,6) 1,0 (0,74-1,67 1,5 (1,12-3,25) 25 (32,1) 1,2 (0,98-1,35) 3,3 (1,25-6,02) 188 (37,9) 1,2 (0,93-1,58) 1,4 (1,02-2,06) 248 (40,6) 1,0 (0,91-1,13) 1,4 (1,11-3,25)

89 78 Khi đưa tất cả các biến số của các bảng vào phân tích hồi qui đa biến theo kỹ thuật phân tích Enter forward (loại trừ dần các yếu tố không mang ý nghĩa thống kê), có 5 yếu tố làm gia tăng nguy cơ VNĐSDD có ý nghĩa thống kê. Đó là các yếu tố tuổi từ 25 trở lên, thiếu hiểu biết về sử dụng nước sạch, không hiểu biết về có nhiều bạn tình dễ mắc bệnh, thiếu hiểu biết về tác nhân gây bệnh và thiếu hiểu biết về vệ sinh trong QHTD Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp Bảng Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp tại công ty can thiệp Các giải pháp thực hiện Số lượng 1. Giải pháp khám và điều trị kết hợp với tư vấn tại chỗ - Lượt khám và tư vấn: (2 lần/đối tượng x 463 đối tượng) 926 lượt - Đợt điều trị tại TYT cơ quan (1 đợt/người x 168 người ) 168 đợt 2. Giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe Truyền thông bằng vật liệu tuyên truyền: - Số tờ rơi đã phát: (2 tờ/đối tượng x 463 đối tượng) 926 tờ - Số áp phích đã cấp: (50 tờ/đợt/2 đợt) 100 tờ Truyền thông lồng ghép với hoạt động của Chi cục DS tỉnh: - Số đợt lồng ghép (3 đợt /12 tháng/công ty) 3 đợt/đơn vị - Thời lượng thực hiện (90 phút/đợt x 3 đợt) 270 phút Truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh tại mỗi cơ quan - Số lần truyền thông (2 lần/tuần x 4 tuần/tháng x 12 tháng) 96 lần/ đơn vị - Thời lượng thực hiện bình quân (8 phút/lần x 96 lần) 768 phút/đơn vị 3. Giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại khu cực can thiệp - Cải thiện điều kiện vệ sinh: - Nhà vệ sinh: trước CT: 25; sau CT: 65 - Nhà tắm: trước CT: 3; sau CT:7 - Đào tạo cho cán bộ y tế công ty (1 đợt /3 tháng x 12 tháng) 4 đợt/đơn vị Bảng trên trình bày kết quả đã thực hiện về nội dung tổng thể và tần suất triển khai các giải pháp can thiệp trong thời gian một năm.

90 Hiệu quả nâng cao kiến thức Bảng Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số dấu hiệu của bệnh viêm Biết dấu hiệu VNĐSDD nhiễm đường sinh dục dưới Nhóm đối chứng (n=468) Trƣớc CT SL (%) Sau CT SL (%) Nhóm can thiệp (n=463) Trƣớc CT SL (%) Sau CT SL (%) p CT/ĐC (sau CT) CS HQ Đau bụng 278 (59,4) 114 (24,4)* 50 (10,8) 138 (29,8)* >0,05 117,0 Tiết dịch âm đạo 26 (5,6%) 171 (36,5)* 292 (63,1) 287 (62,0) <0,05 550,0 Loét sùi 14 (3,0) 127 (27,1)* 15 (3,2) 161 (34,8)* >0,05 184,1 Ngứa 299 (63,9) 243 (51,9) 323 (69,8) 309 (66,7) <0,05 14,3 *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm Bảng trên cho thấy, có sự tăng kiến thức về dấu hiệu tiết dịch âm đạo và ngứa ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (từ 36,5% lên 62,0 % và từ 51,9 lên 66,7), và tăng tương tự như ở nhóm can thiệp, p<0,05. Bảng Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới Nhóm đối chứng Nhóm can thiệp p (n=468) (n=463) CT/ĐC Trƣớc CT Sau CT Trƣớc CT Sau CT (sau SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) CT) Biết tác nhân gây VNĐSDD Nấm 126 (26,7) 197 (42,1)* 153 (33,0) 245 (52,9)* <0,05 2,6 Vi khuẩn 192 (41,0) 211 (45,1) 244 (52,7) 259 (55,9) <0,05 3,9 Vi rút 35 (7,5) 79 (16,9)* 67 (14,5) 149 (32,2)* <0,01 3,2 Khác 7 (1,5) 0 8 (1,6) 6 (1,3) - - CS HQ *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm Bảng trên cho thấy sự tăng kiến thức về tác nhân gây bệnh nấm, vi khuẩn và vi rút (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng và từng nhóm trước và sau can thiệp.

91 80 Bảng Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số biện pháp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới Nhóm đối chứng Nhóm can thiệp p Biết cách dự (n=468) (n=463) CT/ĐC phòng CS Trƣớc CT Sau CT Trƣớc CT Sau CT (sau VNĐSDD HQ SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) CT) Dùng nước sạch 208 (44,4) 210 (44,9) 168 (36,3) 274 (59,2)* <0,03 61,9 Giữ vệ sinh kinh nguyệt 138 (29,5) 202 (43,2)* 114 (24,6) 264 (57,0)* <0,02 85,2 Vệ sinh tình dục 163 (34,8) 175 (37,4) 157 (33,9) 229 (49,5)* <0,05 38,5 Chung thuỷ 64 (13,7) 145 (31,0)* 51 (11,0) 182 (39,3)* >0,05 130,9 Khám định kỳ 49 (10,5) 167 (35,7)* 35 (7,6) 173 (37,4)* >0,05 152,1 Điều trị cả vợ/chồng 6 (1,3) 75 (16,0)* 15 (3,2) 74 (16,0)* >0,05 730,7 Sử dụng BCS 12 (2,6) 62 (13,2)* 13 (2,8) 102 (22,0)* <0,05 278,0 *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm Bảng trên cho thấy sự tăng kiến thức về cách dự phòng VNĐSDD như dùng nước sạch, giữ vệ sinh kinh nguyệt, giữ vệ sinh tình dục, sử dụng BCS (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

92 81 Bảng Hiệu quả quả nâng cao kiến thức về hậu quả của viêm nhiễm đường sinh dục dưới Biết hậu quả của VNĐSDD Nhóm đối chứng (n=468) Trƣớc CT Sau CT SL (%) SL (%) Nhóm can thiệp (n=463) Trƣớc CT Sau CT SL (%) SL (%) p CT/ĐC (sau CT) CS HQ Vô sinh 164 (35,0) 263 (56,2)* 263 (56,8) 339 (73,2)* <0,02 31,6 Chửa ngoài tử cung Tăng nguy cơ nhiễm HIV Lây bệnh cho chồng Lây bệnh cho thai nhi 13 (2,8) 76 (16,2)* 24 (5,2) 128 (27,6)* >0,05 47,8 13 (2,8) 38 (8,1) 14 (3,0) 49 (10,6)* >0,05 64,0 40 (8,5) 93 (19,9)* 22 (4,8) 163 (35,2)* <0,01 499,2 13 (2,8) 55 (11,8)* 12 (2,6) 94 (20,3)* <0,05 359,3 *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm Bảng trên cho thấy sự tăng kiến thức về hậu quả của VNĐSDD như vô sinh, lây bệnh cho chồng, lây bệnh cho thai nhi (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

93 Hiệu quả nâng cao thực hành. Bảng Hiệu quả nâng cao thực hành về vệ sinh cá nhân phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Nhóm đối chứng Nhóm can thiệp Thực hành (n=468) Trƣớc CT Sau CT (n=463) Trƣớc CT Sau CT p CT/ĐC (sau CT) CS HQ SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Rửa BPSD - 1 lần 41 (8,7) 18 (3,8) 37 (8,0) 16 (3,5) (91,3) 450 (96,2) 426 (92,0) 447 (96,5) >0,05 0,5 Rửa BPSD từ trước ra sau 342 (73,1) 224 (47,9)* 350 (76,5) 300 (64,8) <0,04 19,1 Thay băng vệ sinh - 2 lần (9,8) 424 (90,2) 46 (13,9) 422 (86,1) 40 (8,6) 423 (91,4) 60 (13,0) 403(87,0) >0,05 9,3 0,2 Vệ sinh trước QHTD 385 (82,3) 360 (76,9) 371 (80, (76,5) >0,05 2,1 Khám định kỳ 193 (41,2) 180 (22,4) 185 (40,0) 249(53,8)* <0, *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm. Bảng trên cho thấy sự tăng thực hành phòng VNĐSDD như rửa bộ phận sinh dục từ trước ra sau, khám phụ khoa định kỳ (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

94 Hiệu quả điều trị cácbệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Tỷ lệ (%) ,0 40,0 36,3 Trước can thiệp Sau can thiệp 20 0 Đối chứng 4,4 Can thiệp Biểu đồ 3.6. Hiệu quả điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới Biểu đồ trên cho thấy hiệu quả can thiệp điều trị bệnh VNĐSDDrất rõ rệt. Tại nhóm can thiệp, tỷ lệ mắc các bệnh VNĐSDD giảm từ 36,3% (trước can thiệp) xuống còn 4,4% (sau can thiệp), sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p<0,001. Chỉ số hiệu quả can thiệp giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng là 680%. Bảng Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh Hiệu quả điều trị triệu chứng tại âm hộ Nhóm đối chứng (n=468) Trƣớc CT Sau CT SL (%) SL (%) dục dưới tại âm hộ Nhóm can thiệp (n=463) Trƣớc CT SL (%) Sau CT SL (%) p CT/ĐC (sau CT) CS HQ Ngứa 171 (36,5) 135 (28,8) 95 (20,5) 75 (16,2) <0,05 0,1 Có khí hư 233 (49,8) 126 (26,9) 243 (52,5) 247 (52,4) <0,02 45,9 Âm hộ viêm đỏ 20 (4,2) 11 (2,4) 10 (2,2) 1 (0,2) - 48,0 Bảng trên cho thấy, sự giảm các triệu chứng viêm nhiễm tại âm hộ là ngứa và khí hư (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp

95 84 so với nhóm đối chứng (CSHQ là 45,9% với dấu hiệu có khí hư); và giảm triệu chứng ngứa ở từng nhóm, trước và sau can thiệp. Bảng Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh Kết quả điều trị triệu chứng tại âm đạo Niêm mạc âm đạo đỏ Dịch tiết âm đạo: - Khôngcó - Ít - Nhiều Dịch tiết âm đạo hôi Dịch tiết âm đạo lẫn máu Dịch tiết âm đạo vàng bọt Dịch tiết âm đạo có mủ Dịch tiết âm đạo trắng bột Nhóm đối chứng (n=468) Trƣớc CT Sau CT SL (%) dục dưới tại âm đạo SL (%) Nhóm can thiệp (n=463) Trƣớc CT Sau CT SL (%) SL (%) p CT/Đ C (sau CT) CS HQ 8 (1,7) 29 (6,2) 17 (3,7) 33 (7,1) >0,05 172,8 3 (0,6) 234 (50,0) 231 (49,4) 87 (18,6) 175 (37,4) 206 (44,0) 57 (12,2) 242 (52,3) 164 (35,5) 68 (11,7) 199 (43,0) 196 (42,3) >0,05 299,5 25 (5,3) 57 (12,2) 14 (3,0) 31 (6,7) <0,05 6,8 26 (5,6) 21 (4,5) 24 (5,2) 26 (5,6) >0,05 11,9 27 (5,8) 63 (13,5) 13 (2,8) 44 (9,5) >0,05 106,5 84 (17,9) 56 (12,0) 48 (10,4) 57 (12,3) >0,05 14,6 15 (3,2) 23 (4,9) 27 (5,8) 62 (13,4) >0,05 77,9 Bảng trên cho thấy, sự giảm có ý nghĩa thống kê triệu chứng viêm nhiễm tại âm đạo (dịch tiết âm đạo hôi) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (CSHQ là 6,8%). 7,4 8,2

96 85 Bảng Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại cổ tử cung Kết quả điều trị viêm CTC Nhóm đối chứng Trƣớc CT SL (%) (n=468) Sau CT SL (%) Nhóm can thiệp Trƣớc CT SL (%) (n=463) Sau CT SL (%) p CT/ĐC Viêm CTC 21 (4,5) 69 (14,7)* 14 (3,0) 10 (2,1) <0,05 196,6 Dịch CTC có mủ 45 (9,6) 26 (5,6) 28 (6,0) 27 (5,8) >0,05 38,3 Có lộ tuyến CTC 190 (40,6) 52 (11,1)* 143 (30,9) 55 (11,9)* >0,05 11,1 Có polip CTC 4 (0,9) 3 (0,6) 7 (1,5) *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm. (sau CT) Bảng trên cho thấy, sự giảm triệu chứng viêm nhiễm tại CTC (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (CSHQ là 196,6%). Vi sinh vật Bảng Hiệu quả điều trị các tác nhân gây bệnh Nhóm đối chứng Trƣớc SL (%) (n=468) Sau CT SL (%) Nhóm can thiệp Trƣớc CT SL (%) (n=463) Sau CT SL (%) p CT/ĐC (sau CT) CS HQ CSHQ Candida 75 (16,0) 60 (12,8) 80 (17,3) 43 (9,3)* >0,05 26,2 Trùng roi 2 (0,4) 1 (0,2) 2 (0,4) 1 (0,2) >0,05 - Vi khuẩn 156 (33,3) 109 (23,3) 120 (25,9) 51 (11,0)* <0,01 27,4 Lậu (0,4) Chlamydia 7 (1,5) 1 (0,2) 16 (3,5) 1 (0,2)* >0,05 7,6 *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm Bảng trên cho thấy, sự giảm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn (trừ lậu) (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (CSHQ là 27,4%). Đồng thời, ở nhóm can thiệp có giảm tỷ lệ nhiễm Candida và Chlamydia (có ý nghĩa thống kê).

97 86 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến VNĐSDD Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 931 nữ công nhân may có chồng độ tuổi tại hai công ty may tỉnh Nghệ An. Đây là một nghiên cứu trên những đối tượng đặc biệt, khác với các nghiên cứu tại cộng đồng dân cư do đặc trưng cá nhân và tính chất công việc hoàn toàn khác với phụ nữ sống tại cộng đồng. Quần thể nữ công nhân may tại 2 công ty khá đồng nhất về các đặc trưng cá nhân do tính chất công việc và tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty may. Sau một năm nghiên cứu, không có trường hợp nào bỏ không tham gia nghiên cứu với những lý do sau: - Các công ty không ngừng tăng quy mô sản xuất, thu nhập ổn định với mức lương ngày càng cao, do vậy được tuyển dụng vào làm công nhân may ở hai công ty này tạo ổn định cho gia đình, trong khi đó ở hai địa bàn huyện Diễn Châu và Nghi Lộc khó tìm việc làm mà có thu nhập ổ định như làm tại hai công ty may này. Điều kiện tìm việc làm ở địa bàn nghiên cứu còn ít, được vào làm ở công ty may là điều kiện ổn định về thu nhập hơn các việc khác nên ít người bỏ việc. - Khi tham gia nghiên cứu này các công nhân nữ đã được giải thích đầy đủ về mục tiêu, nội dung, ích lợi và nguy cơ và họ đã đồng ý tự nguyện tham gia. Họ được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản, được khám phụ khoa, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh và được điều trị miễn phí nếu mắc bệnh. Như vậy khi tham gia nghiên cứu họ được lợi rất nhiều về chăm sóc sức khỏe sinh sản mà không gặp phiền toái hay nguy cơ gì. Do đó không ai bỏ cuộc khi tham gia nghiên cứu này.

98 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đặc trưng cá nhân Đặc trưng nghề nghiệp của nữ công nhân may ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng VNĐSDD như tư thế ngồi làm việc ít vận động, thời gian làm việc 8 giờ/ngày, áp lực về sản phẩm, điều kiện nhà vệ sinh hạn chế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi trung bình của các nữ công nhân may là 29,7±6,01 tuổi. Tỷ lệ nữ công nhân may ở độ tuổi tuổi là cao nhất 51,3%, tiếp theo là nhóm tuổi chiếm 42,3%. Độ tuổi lao động của nữ công nhân may so với một số nghiên cứu khác ở cộng đồng về VNĐSDD là tương đối trẻ [1], [18]. Kết quả của một nghiên cứu trên phụ nữ quân đội cho thấy đa số là đối tượng trong nhóm tuổi (68,5%), hai nhóm tuổi và chiếm tỉ lệ gần tương đương (15,6 %), (15,8%) [18]. Về trình độ học vấn, nhìn chung, nữ công nhân may có trình độ học vấn khá cao,kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nữ công nhân may có trình độ PTTH chiếm tỷ lệ cao nhất 78%.Trong số nữ công nhân may có nhiều người đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và đại học. Đây chính là một thuận lợi cho nữ công nhân may hiểu và thực hành tốt về phòng chống các bệnh VNĐSDD. Điều này tương tự như kết quả ở nữ quân đội năm 2012 của tác giả Ngô Thị Đức Hạnh với trình độ phổ thông trung học và trên phổ thông trung học 62,3% [18]. Tỷ lệ nữ công nhân may có trình độ văn hóa phổ thông trung học trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với nhóm phụ nữ có trình độ từ phổ thông trung học trở lên ở một số vùng ngoại thành Hà Nội của một nghiên cứu khác [7] Đăc điểm kinh tế, điều kiện vệ sinh, tỷ lệ sinh đẻ và KHHGĐ Về phân loại kinh tế hộ gia đình, căn cứ theo quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn

99 88 nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn , tỷ lệ nữ công nhân may được đánh giá ở mức kinh tế trung bình, chiếm 79,1%. Tỷ lệ này này cao hơn của các nhóm phụ nữ được nghiên cứu trước đây tại vùng nông thôn [1], [49]. Điều kiện vệ sinh cá nhân mà chủ yếu là sử dụng nước sạch cho ăn uống, tắm giặt và vệ sinh môi trường là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến tình trạng VNĐSDD của phụ nữ nói chung cũng như nữ công nhân may nói riêng. So với các nghiên cứu khác ở cộng đồng, tỷ lệ nữ công nhân may trong nghiên cứu của chúng tôi có điều kiện sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường tốt hơn rất nhiều so với các nhóm đối tượng khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ công nhân may sử dụng nước hợp vệ sinh cho tắm giặt chiếm 67,3%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thị Đức Hạnh (2012) trên phụ nữ quân đội [18] và nghiên cứu về điều kiện làm việc của nữ lao động nông nghiệp tại 2 xã huyện Vũ Thư tại Thái Bình của Trần Quốc Kham, Nguyễn Quốc Tiến (2007). Song song với việc đảm bảo nước sạch trong sinh hoạt, nhà tắm cũng là điều kiện giúp cho việc thực hiện vệ sinh phụ nữ được thuận lợi hơn bởi sự thoải mái, tránh được sự mặc cảm của phụ nữ về vấn đề vệ sinh do việc vệ sinh được thực hiện trong điều kiện kín đáo. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nữ công nhân may có sử dụng nhà tắm riêng chiếm 92,6% và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (hai ngăn, thấm/tự hoại) chiếm tỷ lệ 66,7%. Đây là điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hành vệ sinh được tốt hơn. Thực tế cho thấy, phong tục của người phụ nữ Việt Nam thường hay mặc cảm về hành vi vệ sinh của mình bởi những định kiến về vấn đề cho là thầm kín, vì vậy khi không có nhà tắm thì thường không không thể thực hiện việc vệ sinh phụ nữ một cách thường xuyên như ý muốn, hoặc thoải mái trong lúc vệ sinh, phần lớn là né tránh hoặc tìm kiếm nơi kín đáo như bụi cây hoặc trời tối, đồng thời hạn chế số lần vệ sinh sinh dục hàng ngày,

100 89 điều này làm cho vệ sinh không thực sự đảm bảo và theo nhiều nghiên cứu thì có ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ VNĐSDD [1], [18] Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hoá gia đình Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hoá gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc VNĐSDD do ảnh hưởng của yếu tố nội tiết cũng như yếu tố thay đổi môi trường âm đạo cũng như yếu tố dễ có nhiễm trùng cơ hội. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy khi so sánh nhóm phụ nữ chưa sinh với nhóm phụ nữ đã từng sinh từ 1 lần, thấy viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm CTC thấp hơn. So sánh trong nhóm đã sinh từ 3 lần trở lên với nhóm sinh từ 1-2 lần hoặc chưa sinh thì tỷ lệ VNĐSDD cao hơn rõ rệt (10% với 4%) [49]. So với các nghiên cứu về VNĐSDD ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ phụ nữ có tiền sử sẩy thai, nạo phá thai thấp hơn nhiều lần có thể là do trình độ học vấn cao hơn và khả năng tiếp cận đến các dịch vụ KHHGĐ cao hơn. Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã khẳng định vai trò của trình độ học vấn trong việc tiếp cận đến dịch vụ KHHGĐ được cải thiện hơn và từ đó, tỷ lệ phụ nữ có nạo phá thai giảm và giảm VNĐSDD [59], [69]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đã khẳng định tỷ lệ nữ công nhân may đã sử dụng BPTT rất cao, trong đó phổ biến nhất là dụng cụ tránh thai, tiếp theo là BCS và thấp nhất là triệt sản nữ, tỷ lệ nữ công nhân may áp dụng biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Sở dĩ tỷ lệ nữ công nhân may áp dụng các BPTT cao là do khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KHHGĐ cao hơn những phụ nữ tại cộng đồng. So sánh với một số nghiên cứu khác, theo báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2015, tỷ lệ phụ nữ sử dụng các BPTT tăng ổn định từ 63,2% (1996) lên đến 73,9% (2001), và 76,9% (2014) với tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại tăng từ 52% (1996) đến 61,1% (2001) và ở mức 65,8% (2015) [6]. Tuy nhiên, tỷ lệ

101 90 phụ nữ sử dụng các BPTT có khác biệt theo các khu vực địa lý, thấp nhất là các vùng cao (66%), cao nhất thuộc về vùng đồng bằng sông Hồng. DCTC là BPTT được nhiều người biết đến nhất (99%); tiếp theo là BCS và viên tránh thai. DCTC cũng là biện pháp được dùng phổ biến nhất với khoảng 2/3 số người sử dụng (55,7%), thuốc viên tránh thai với 10%; BCS là 7,8%; và triệt sản nữ 7,7%. Biện pháp truyền thống như xuất tinh ngoài âm đạo là 16,8%. Sử dụng BPTT hiện đại cũng khác nhau giữa các tỉnh, với dụ tỷ lệ sử dụng BCS ở đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ cao nhất 41%, trong khi các tỉnh khác thấp hơn nhiều [6] Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới VNĐSDD là một vấn đề y tế cần quan tâm do mức độ phổ biến và gánh nặng bệnh tật, theo ước tính của TCYTTG có khoảng 75% số phụ nữ trong suốt cuộc sống sinh sản có ít nhất một lần bị VNĐSDD, số người mới mắc VNĐSDD hàng năm trên thế giới là khoảng 393 triệu phụ nữ [108]. Gánh nặng bệnh tật của phụ nữ do VNĐSDD là rất cao và tiêu tốn nguồn kinh phí rất lớn. Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê đại diện cả nước về các VNĐSDD, nhưng qua các nghiên cứu tại các trung tâm, bệnh viện, cộng đồng cũng cho thấy có khoảng 2/3 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ mắc bệnh VNĐSDD. Ở các nước đang phát triển 20% phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế là do VNĐSDD. Ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế, giao lưu xã hội thì VNĐSDD trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng đặc biệt quan trọng. Theo một số nghiên cứu tỷ lệ viêm âm hộ, âm đạo ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là khoảng 60-70% [11]. Tuy rằng VNĐSDD không gây những hậu quả nặng nề như tử vong hoặc tàn phế nhưng lại tạo một gánh nặng bệnh tật lớn do làm tăng

102 91 gánh nặng chi phí, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến hạnh phúc của các cặp vợ chồng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc ít nhất một VNĐSDD ở nữ công nhân ở hai khu công nghiệp may tỉnh Nghệ An chiếm 40,2%. Kết quả này thấp hơn các nghiên cứu trước đó cũng như theo ước lượng của ngành y tế. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Oanh, tại 5 tỉnh thành miền bắc Việt Nam năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD là 66,6% và chủ yếu là viêm nhiễm nội sinh do nấm Candida và các loại vi khuẩn tại âm đạo. Tỷ lệ mắc bệnh LTQĐTD thấp, trong đó Chlamydia chiếm 2,8% [34]. Lý do cơ bản gây nên sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nữ công nhân may có trình độ học vấn, điều kiện vệ sinh cá nhân và môi trường khá hơn và khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cao hơn những đối tượng khác [1], [34]. Theo TCYTTG, biểu hiện lâm sàng của các VNĐSDD có biểu hiện không rầm rộ và thường không có triệu chứng. Khoảng 1/3-1/2 người mắc VNĐSDD không có triệu chứng nhưng khi xét nghiệm thì lại có các vi sinh vật gây bệnh [106]. Đây cũng là một điểm khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh lây lan cho chồng/vợ hoặc những người xung quanh. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD ở mức khá cao và rất ít phụ nữ mắc bệnh có triệu chứng. Tuy nhiên, các số liệu về tỷ lệ mắc VNĐSDD dao động khá nhiều trong các nghiên cứu. Chỉ khoảng một nửa số phụ nữ mắc VNĐSDD là có triệu chứng VNĐSDD cả về cơ năng lẫn thực thể [29], [62], [71]. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy tỷ lệ VNĐSDD cao hơn nhiều, chiếm khoảng 3/4 đối tượng nghiên cứu, có khoảng 80% phụ nữ có một số triệu chứng cơ năng và lâm sàng [77], [96], [103].

103 92 Một nghiên cứu khác cho thấy trong nhóm phụ nữ tới nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ tại một số tỉnh/thành ở phía bắc cho thấy triệu chứng phổ biến nhất là tiết dịch âm đạo và tỷ lệ VNĐSDD cao nhưng dao động giữa các tỉnh (từ 41-78%) [34]. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Trần Uy Lực (2012), nghiên cứu thực trạng VNĐSDD của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Thanh (2013) tại xã Sông Long và xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhưng tỷ lệ VNĐSDD của các nghiên cứu này thấp hơn (36%) và bệnh LTQĐTD rất hiếm trừ viêm gan B (10%) [29], [41]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với kết quả nghiên cứu ngoài nước đã khẳng định, tiết dịch âm đạo là triệu chứng phổ biến nhất giúp cho việc chẩn đoán VNĐSDD [98], [104]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ nữ công nhân may có các triệu chứng cơ năng trong VNĐSDD không cao. Tỷ lệ có tiết dịch âm đạo chiếm 29,1%, ngứa chiếm 25,6% và các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp. Về triệu chứng thực thể, tỷ lệ công nhân nữ mắc viêm lộ tuyến CTC chiếm tỷ lệ cao nhất (35,8%), tiếp theo là viêm âm đạo đơn thuần, viêm âm hộ đơn thuần và polip CTC, tỷ lệ nữ công nhân mắc bệnh sùi mào gà chiếm tỷ lệ thấp nhất. Khi so sánh tỷ lệ nữ công nhân may mắc viêm lộ tuyến CTC trong nghiên cứu của chúng tôi với một số kết quả nghiên cứu cộng đồng khác, thì tỷ lệ CTC viêm lộ tuyến trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang, nghiên cứu thực trạng mắc bệnh VNĐSDD ở PNBD tại Trung tâm chữa bệnh, giáo dục và lao động số 2 Hà Nội năm 2013, tỷ lệ viêm lộ tuyến CTC chiếm 7,9% [35]; Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh (2010), nghiên cứu trên 1176 phụ nữ tuổi có chồng tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy và 4 xã huyện Đông Anh Hà Nội cho thấy, tỷ lệ lộ tuyến CTC dao động từ 11,3 % đến 33,8 % tùy thuộc độ tuổi, nghề nghiệp và kỹ

104 93 năng thực hành vệ sinh hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt [1]. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có thể có thể giải thích như sau: chúng ta biết rằng về mặt bệnh học, đặc thù niêm mạc CTC rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. CTC ngoài có cấu trúc biểu mô lát tầng, CTC trong có cấu trúc biểu mô tuyến. Lộ tuyến CTC là khi biểu mô lát tầng phủ mặt ngoài CTC bị phá hủy làm cho biểu mô ở trong ống CTC xâm lấn ra ngoài. Thường ít gặp các dấu hiệu cấp tính của viêm CTC, do vậy người bệnh thường hay bỏ qua giai đoạn cấp và làm cho tổn thương chuyển sang giai đoạn mãn tính. Viêm lộ tuyến CTC triệu chứng âm thầm khó phát hiện và chỉ được phát hiện khi khám phụ khoa. Do thói quen tự điều trị là khá phổ biến ở nữ công nhân. Bên cạnh đó, việc coi thường các bệnh nhẹ hay việc đã quen với tình trạng bệnh tật của mình, tâm lý còn e ngại, ít chia sẻ tình trạng bệnh VNĐSDD cũng góp phần vào thói quen tự điều trị của nữ công nhân. Ngoài ra, nữ công nhân phải làm việc trong môi trường áp lực công việc cao về tinh thần và thể chất, với thời gian làm việc dài và công việc lao động vất vả đã khiến nữ công nhân thường tự chăm lo cho sức khỏe của mình bằng cách tự điều trị. Đa phần các doanh nghiệp khoán sản phẩm cho người lao động, việc dành thời gian đi khám và điều trị có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Đó cũng là nguyên nhân khiến họ trì hoãn việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉ đến khi tình trạng bệnh tật khiến họ không thể làm việc được nữa thì họ mới tìm kiếm đến dịch vụ y tế. Hơn nữa các dịch vụ còn thiếu tính sẵn có làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị bệnh của nữ công nhân khi có nhu cầu. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét kỹ những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm lộ tuyến CTC trong nghiên cứu này về độ nhạy và độ đặc hiệu. Những trường hợp viêm lộ tuyến CTC được phát hiện trong tình huống này cần phải được khẳng định tại các cơ sở y tế tuyến trên và xử trí theo đúng phác đồ.

105 94 Tỷ lệ nữ công nhân may mắc đồng thời từ 2 VNĐSDD trở lên là khá thấp. Tỷ lệ nữ công nhân may mắc viêm âm hộ + viêm âm đạo là 2%, viêm âm đạo + viên CTC là 1,2%, viêm âm hộ + viêm CTC là 1% và viêm âm hộ + viêm âm đạo + viêm CTC là 0,3%. Lý do chính của vấn đề này là do nữ công nhân may có kiến thức về quan hệ tình dục chung thuỷ khá cao (91,6%), sử dụng băng vệ sinh hợp vệ sinh cao (90,9%), thay băng vệ sinh 3 lần/ngày khi hành kinh cao (91,2%) và rửa bộ phận sinh dục trước và sau quan hệ tình dục cao (81,2%). Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Đức Hạnh trên phụ nữ quân đội năm 2012 và Phạm Thu Xanh tại 3 huyện của thành phố Hải Phòng năm 2014 [18], [54]. Khác với nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang (2013) nghiên cứu tại Trung tâm Chữa bệnh-giáo dục-lao động Xã hội II Hà Nội và Nguyễn Khắc Hiền, nghiên cứu trên PNBD tại tỉnh Vĩnh Long năm 2010, tỷ lệ PNBD mắc phối hợp từ 2 VNĐSDD trở lên là khá cao do đặc trưng hành nghề bán dâm, đó là QHTD với nhiều bạn tình, điều kiện vệ sinh cá nhân thấp, hiểu biết về phòng chống VNĐSDD thấp, khả năng tiếp cận đến cơ sở y tế thấp và áp lực kiếm tiền cao [20], [35] Tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới VNĐSDD có thể do một hoặc nhiều loại vi sinh vật trong một bệnh và trong cùng một lúc. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng như tại Việt Nam về VNĐSDD cho thấy có nhiều tác nhân gây VNĐSDD riêng rẽ như Candida, Trichomonas vaginalis, Bacterial vaginosis, Chlamydia trachomatis, cầu khuẩn lậu và một số vi khuẩn gây bệnh khác là tụ cầu khuẩn (Staphylococci), liên cầu khuẩn (Streptoccoci), Escherichia coli hoặc kết hợp giữa các tác nhân này với nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy căn nguyên chủ yếu là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6%), tiếp đến là căn nguyên do nấm Candida với tỷ lệ 16,6%, rồi đến Chlamydia, trùng roi và thấp nhất là lậu chiếm 0,2%.

106 95 Theo Nguyễn Duy Ánh nghiên cứu trên phụ nữ tuổi có chồng tại Hà Nội cho biết nguyên nhân gây VNĐSDD do Bacterial vaginosis chiếm tỷ lệ cao nhất (47,1%), Chlamydia trachomatis (22,1%), Candida (30,7%) và nguyên nhân gây viêm nhiễm thấp nhất là Trichomonas vaginalis (2,5%) [1]. Phạm Thu Xanh nghiên cứu trên 804 phụ nữ có chồng tuổi sinh sống tại huyện đảo Cát Hải, Thị xã Đồ Sơn và huyện Thuỷ Nguyên cho kết quả khác với chúng tôi về tác nhân gây bệnh. Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm Candida là 19%, vi khuẩn là 17,8%, trùng roi là 4,3%, Chlamydia 12,1% và các tác nhân khác là 7,6% [54]. Sự khác nhau giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Phạm Thu Xanh là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu (đặc trưng cá nhân: nghề nghiệp, trình độ học vấn, kiến thức và thực hành vệ sinh, sinh dục và cá nhân). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu khác cho thấy hầu hết các nhiễm khuẩn là do nhiễm khuẩn nội sinh: nấm Candida (11-59%); vi khuẩn âm đạo (3,5-46,8%); và một số ít do bệnh LTQĐTD: Trichomonas vaginalis (1,3-11,9%); và Chlamydia trachomatis (4,4%) [14], [27], [70]. Tại các phòng khám, tỷ lệ nhiễm Bacterial vaginosis từ 35% đến 64% [23]. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tương tự về các tác nhân gây VNĐSDD như lậu, Chlamydia, giang mai, hạ cam, trùng roi, herpes bẩm sinh, HPV và HIV là các bệnh LTQĐTD thường thấy nhất trên thế giới [100], [109]. Das và cộng sự nghiên cứu tại Ấn Độ cũng khẳng định tỷ lệ nhiễm Chlamydia là khá cao, chiếm 28% VNĐSDD, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [68]. Một số nghiên cứu tại Việt Nam trong thời gian gần đây tại cộng đồng cho thấy tỷ lệ nhiễm Candida đường sinh dục dưới dao động khá lớn từ 17,2% đến 41,7% [30]. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho biết tỷ lệ nhiễm

107 96 Candida đường sinh dục dưới lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [38], [85]. Theo kết quả của đề tài nghiên cứu thử nghiệm mô hình ngăn ngừa các bệnh VNĐSDD do Viện Da liễu Việt Nam thực hiện năm 2012 cho biết tỷ lệ phụ nữ tuổi mắc ít nhất một bệnh VNĐSDD là 70,56% [53]. Trên lâm sàng, các viêm nhiễm thường ở thể phối hợp. Có tới 35,6% viêm CTC và viêm phối hợp CTC, âm đạo. Căn nguyên chính là Candida chiếm 17,4%, tiếp đến là các vi khuẩn âm đạo, Trichomonas vaginalis chiếm tỷ lệ thấp với 1,7% [11]. Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm Bacterial vaginosis trong các nghiên cứu trong và ngoài nước dao động khá lớn (13,9%-76,5%) tuỳ theo các nghiên cứu khác nhau [17], [23], [62]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng dao động này. Tỷ lệ nhiễm Bacterial vaginosis trong nữ công may trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu khác. Bacterial vaginosis là loại vi khuẩn Gram (-), hình que thường gây VNĐSDD của phụ nữ, nhiễm Bacterial vaginosis có thể kết hợp với nhiễm các khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu. Do vậy, việc thống kê tỉ lệ nguyên nhân gây VNĐSDD do Bacterial vaginosis có khi kết hợp cả với các vi khuẩn khác làm cho tỉ lệ nhiễm vi khuẩn này tăng cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nữ công nhân may nhiễm đồng thời hai tác nhân gây bệnh là rất thấp. Tỷ lệ nữ công nhân may nhiễm đồng thời ba tác nhân gây bệnh còn thấp hơn nữa. Một số nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài không đề cập đến tỷ lệ nhiễm tác nhân gây bệnh phối hợp [1], [20], [35], [54]. Theo chúng tôi, việc xác định tỷ lệ nhiễm phối hợp rất có lợi ích trong công tác điều trị VNĐSDD Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới Có 4 nhóm yếu tố quyết định đến sức khỏe của con người, đó là: (1) yếu tố đặc trưng cá nhân; (2) sinh học và di truyền; (3) hành vi và lối sống; (4)

108 97 môi trường và dịch vụ y tế. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào phân tích đơn biến và đa biến mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân và gia đình ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành và VNĐSDD. Với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa thường cao hơn so với các phụ nữ ở tuổi khác. Đa số các tác nhân gây bệnh phụ khoa như nấm Candida, trùng roi Trichomonas, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, lậu cầu khuẩn đều lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh cá nhân không đúng cách cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phụ khoa: không vệ sinh thường xuyên gây nhiễm bẩn, hoặc quá sạch như sử dụng các loại xà bông làm tiêu diệt hệ vi khuẩn có ích và mất đi độ a xít tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển. Các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ tránh thai, nạo phá thai ) cũng dễ làm tổn thương, gây viêm nhiễm phụ khoa. Mất cân bằng nội tiết do stress, căng thẳng, thay đổi môi trường đột ngột đều là những nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa. Với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic diệt khuẩn, vi khuẩn, nấm và tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm Đặc trưng cá nhân, kinh tế gia đình và tiền sử sinh đẻ Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã tập trung phân tích mối liên quan giữa các đặc trưng cá nhân, kinh tế gia đình và tiền sử sinh đẻ ảnh hưởng đến VNĐSDD. Các yếu tố cá nhân bao gồm các nhóm yếu tố về dân số học như tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, học vấn; các yếu tố về vệ sinh cá nhân, tình trạng kinh tế gia đình; các yếu tố về tiền sử sinh đẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trên mô hình đơn biến về các đặc trưng cá nhân của nữ công nhân may và VNĐSDD không có yếu tố nào

109 98 cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trên mô hình phân tích hồi quy đa biến giữa 8 yếu tố đặc trưng cá nhân, gia đình và VNĐSDD, chỉ có yếu tố độ tuổi từ 25 trở lên là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng VNĐSDD. Kết quả này phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước, tuổi càng cao càng mắc VNĐSDD nhiều hơn. Các tác giả cho rằng những người nhiều tuổi thường chủ quan, không nhận thức được các biểu hiện sớm của bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh để có thể đi khám và chữa bệnh, do vậy họ thường đến cơ sở y tế với nhiều biến chứng khó chữa. Một số tác giả khác lại giải thích những người phụ nữ tuổi từ 25 trở lên thường mắc các VNĐSDD nhiều hơn do đã qua quá trình sinh đẻ và có biến đổi về môi trường ph của âm đạo nên là cơ hội để các tác nhân gây VNĐSDD xâm nhập và phát triển [1], [82]. Một số nghiên cứu khác, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các tác giả lại cho rằng các can thiệp vào đường sinh dục dưới khi khám chữa bệnh cũng có thể làm nhiễm các tác nhân gây bệnh khi các dụng cụ không được tiệt trùng tốt [83], [93]. Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên thường sinh đủ con rồi nên áp dụng các biện pháp KHHGĐ như sử dụng DCTC loại chữ T và đặt thuốc tránh thai, đây cũng là một yếu tố có thể gây nên các VNĐSDD [8], [16], [59]. Khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, một số nghiên cứu trong và ngoài nước trên mô hình đơn biến và đa biến cho thấy các yếu tố khác như trình độ học vấn, hôn nhân, dân tộc, tôn giáo đều có mối liên quan với VNĐSDD. Điều này có thể giải thích được là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là khá đồng nhất về những đặc trưng này. Họ là những người trẻ, có trình độ học vấn cao, có hiểu biết về các VNĐSDD, ở tập trung tại khu vực công ty có điều kiện vệ sinh tốt hơn. Điều này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của Ngô Thị Đức Hạnh về VNĐSDD ở những nữ quân nhân tại một số đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội năm Kết quả nghiên cứu này cho thấy

110 99 không có mối liên quan giữa các yếu tố đặc trưng cá nhân và VNĐSDD. Tác giả cũng giải thích điều này là do có sự đồng nhất về các đặc trưng cá nhân của các nữ quân nhân được nghiên cứu [18] Kiến thức và thực hành phòng chống VNĐSDD Kiến thức và thực hành của người phụ nữ có mối liên quan rất chặt chẽ với tình trạng sức khoẻ nói chung cũng như trong các bệnh không chỉ bệnh nhiễm trùng mà còn cho cả các bệnh không nhiễm trùng. Nhìn chung tỷ lệ nữ công nhân may biết về các triệu chứng, lý do mắc, tác nhân gây bệnh, biết về cách dự phòng VNĐSDD chưa cao. Chỉ 46,8% biết tác nhân gây VNĐSDD do vi khuẩn, 12,7% nữ công nhân may biết các triệu chứng đau bụng, các hiểu biết khác còn thấp hơn như về tầm quan trọng của khám phụ khoa định kỳ, triệu chứng loét sùi bộ phận sinh dục, sự cần thiết phải điều trị cả vợ lẫn chồng khi mắc bệnh. Kết quả này cũng phù hợp nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế, và khẳng định rằng hiểu biết về VNĐSDD của phụ nữ vẫn còn hạn chế. Một trong các lý do mà chúng tôi thấy rằng: trong suốt thời gian dài, chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề giảm sinh thông qua chương trình KHHGĐ mà chưa quan tâm đúng mức đến CSSKSS, trong đó có bệnh VNĐSDD. Các dịch vụ cung cấp chủ yếu dưới hình thức chiến dịch truyền thông lồng ghép KHHGĐ với khám bệnh phụ khoa và làm mẹ an toàn. Các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức về các triệu chứng của VNĐSDD và hậu quả của chúng cũng như việc động viên, khuyến khích họ chia sẻ về bệnh tật trong quá trình tư vấn sẽ làm tăng nhu cầu tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh của họ đối với các bệnh VNĐSDD. Chính vì thế, việc giúp người phụ nữ có nhận thức đúng và từ đó có cách ứng xử đúng trong việc điều trị bệnh VNĐSDD là thực sự cần thiết [42], [45].

111 100 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng, tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành về vệ sinh khá cao: sử dụng băng vệ sinh hợp vệ sinh khi hành kinh (90,9%), thay băng vệ sinh 3 lần/ngày khi hành kinh (91,2%) và rửa bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục (81,2%), cách rửa bộ phận sinh dục hợp vệ sinh từ trước ra sau khá cao (74,3%). Kết quả nghiên cứu của chúng cũng tôi cho thấy, khi phân tích hồi qui đa biến, có 5 yếu tố làm gia tăng nguy cơ VNĐSDD có ý nghĩa thống kê: đó là các yếu tố tuổi từ 25 trở lên, thiếu hiểu biết về sử dụng nước sạch, không hiểu biết về có nhiều bạn tình dễ mắc bệnh, thiếu hiểu biết về tác nhân gây bệnh và thiếu hiểu biết về vệ sinh trong QHTD. Các kết quả này phù hợp với một số kết quả của các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam và thế giới. Hiểu biết cũng như thực hành về quan hệ tình dục chung thuỷ một vợ một chồng cũng là một biện pháp phòng chống bệnh VNĐSDD. Quan hệ tình dục chung thuỷ làm giảm nguy cơ mắc các tác nhân gây bệnh VNĐSDD. Tuy nhiên, có khá nhiều nghiên cứu chỉ nêu được hiểu biết về vấn đề này chứ không hỏi được về thực hành vì lý do tế nhị và nếu có thu thập thông tin này cũng có khó có thể có thông tin chính xác. Đặc biệt là những quốc gia châu Á, nơi mà các vấn đề này thường được giấu kín. Hành vi tình dục đã được chứng minh có mối liên quan rất chặt chẽ đến bệnh VNĐSDD. Hành vi tình dục làm tăng cơ hội tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh LTQĐTD. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, yếu tố hiểu biết về có nhiều bạn tình thì có nguy cơ mắc VNĐSDD cao gấp 2,1 lần những người khác. Điều này có thể giải thích là phụ nữ có nhiều bạn tình có điều kiện QHTD nhiều hơn so với nhóm phụ nữ khác. Trong QHTD có thể điều kiện vệ sinh sinh dục của bạn tình chưa tốt, dẫn đến cơ hội lây nhiễm sang người phụ nữ và ngược lại. Kết quả là việc này có thể dẫn đến tỷ lệ VNĐSDD của nhóm phụ nữ có nhiều bạn tình cao hơn so với tỷ lệ tương ứng được phát hiện trong nhóm phụ nữ còn lại [42], [43].

112 101 Một số nghiên cứu khác gần đây về VNĐSDD trên PNBD cho thấy kiến thức và thực hành về số lượng khách hàng/tháng càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD càng tăng [20]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hiền (2010), tại Vĩnh Long cho thấy, tỷ lệ PNBD tiếp từ 1-9 khách hàng/tháng là 15%, khách/tháng hàng chiếm 52,6% và từ 20 khách hàng/tháng trở lên chiếm 32,5%. Tác giả trên cũng cho biết có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV/STI và số bạn tình trung bình, càng tiếp nhiều khách hàng thì càng có nguy cơ nhiễm bệnh, tuy nhiên cần phải xem xét mối liên hệ này trong việc có hay không sử dụng BCS khi QHTD [20]. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cũng cho thấy khi người phụ nữ không hiểu biết về các tác nhân gây bệnh thì tỷ lệ mắc các VNĐSDD càng cao [54], [58]. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi là không hiểu biết về tác nhân gây bệnh là vi khuẩn làm gia tăng nguy cơ VNĐSDD với OR=1,4; CI=1,02-2,06. Chúng ta biết rằng, VNĐSDD có thể do các tác nhân gây bệnh khác nhau như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng.. và với mỗi loại tác nhân sẽ gây ra các tổn thương đặc hiệu có thể chẩn đoán được qua triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm. Những người hiểu biết về bệnh thì sẽ có thực hành phòng chống bệnh tốt hơn, vận động người thân sống xung quanh có thực hành phòng chống bệnh tốt hơn. Mặt khác những người hiểu biết hơn về bệnh sẽ đi khám chữa bệnh sớm và điều trị dứt điểm và họ lựa chọn các cơ sở y tế có chất lượng để khám chữa bệnh, tuân thủ chế độ điều trị tốt hơn nên mắc bệnh ít hơn [15], [32], [75]. Điều này khẳng định, nếu không hiểu biết về tác nhân gây bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên. Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra có mối liên quan giữa kiến thức của phụ nữ về VNĐSDD và thực hành VNĐSDD, những phụ nữ có kiến thức thì khả năng thực hành về phòng chống VNĐSDD tốt hơn. Tuy nhiên, theo nghiên

113 102 cứu của Ngô Thị Đức Hạnh (2012), nghiên cứu về những đối tượng tương đối thuần nhất là nữ cán bộ quân đội cho thấy không có mối liên quan giữa kiến thức và mắc VNĐSDD. Tác giả của nghiên cứu trên cũng đã giải thích về đặc trưng của nhóm đối tượng nghiên cứu là khá tương đồng về mặt kiến thức, họ có trình độ học vấn cao, được tư vấn và có nhiều thông tin về VNĐSDD qua báo, đài, vô tuyến và các nguồn thông tin đại chúng khác [18]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù có sự phù hợp giữa kiến thức về khám phụ khoa định kỳ thấp và thực hành khám phụ khoa định kỳ cũng thấp, nhưng có sự không tương đồng giữa thực trạng kiến thức về tác nhân gây bệnh, triệu chứng và thực hành tốt của đối tượng nghiên cứu, có thể là do sự khác biệt những câu hỏi về kiến thức với những câu hỏi về thực hành và không có liên quan với nhau. Trong khi các câu hỏi kiến thức về triệu chứng, tác nhân gây bệnh thì thực hành hỏi về các biện pháp rửa bộ phận sinh dục và thay băng vệ sinh. Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu trong việc thiết kế bộ câu hỏi. Ngoài ra, rửa bộ phận sinh dục và thay băng vệ sinh là những thực hành phổ biến dựa trên chia sẻ kinh nghiệm của bà mẹ và các chị em phụ nữ mà không cần biết đến triệu chứng và tác nhân gây bệnh. Kinh nghiệm từ các quốc gia đang phát triển cho thấy những cặp vợ chồng sống trong điều kiện thiếu nước sạch để vệ sinh kinh nguyệt cũng như trong vệ sinh trước và sau QHTD thì tỷ lệ mắc VNĐSDD tăng [58], [62]. Trong thực tế, không thể xác định tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh liên quan đến nước vì phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Mặt khác, trong nước khi xuất hiện các loại sinh vật gây bệnh tồn tại và phát triển, có xuất hiện các loại vi khuẩn Coliform. Người ta thường dùng loại chỉ tiêu này để đánh giá mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh liên quan đến nước hoặc chỉ tiêu Escherichia coli để đánh giá nước có bị nhiễm phân và chất thải sinh hoạt hay không. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tôi, nước sạch phục vụ sinh hoạt của đối

114 103 tượng được đánh giá bằng cảm quan của đối tượng khi được phỏng vấn. Theo đó, nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị. Nguồn nước từ nước máy, nước giếng khơi, giếng khoan đủ tiêu chuẩn. Điều này cũng phù hợp với kết quả là không hiểu biết về sự cần thiết phải sử dụng nước sạch làm gia tăng nguy cơ VNĐSDD với OR=1,5; CI=1,12-3,25. Từ những kết quả nghiên cứu của chúng tôi và kết quả của những nghiên cứu khác trên thế giới và Việt Nam thì muốn giảm tỷ lệ VNĐSDD cho phụ nữ nói riêng và cho các cặp vợ chồng nói chung thì các biện pháp tăng cường công tác truyền thông cho cộng đồng về các biện pháp phòng chống VNĐSDD vẫn là một trong những biện pháp cần thiết. Bên cạnh đó, việc tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản thông qua việc khám bệnh phụ khoa định kỳ cũng rất quan trọng, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho cả vợ lẫn chồng. Đặc biệt là đối với những VNĐSDD là những bệnh ít triệu chứng và các triệu chứng thường xẩy ra âm thầm làm cho người bệnh khó phát hiện được bệnh Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới VNĐSDD ở phụ nữ thường liên quan đến nhiều yếu tố, không chỉ tác nhân sinh học, mà còn liên quan đến cả sự hiểu biết, thái độ và thực hành phòng chống bệnh của các đối tượng và các yếu tố về môi trường như thiếu nước sạch và các điều kiện đảm bảo vệ sinh của hộ gia đình cũng như vệ sinh cá nhân. Vì vậy, để giảm tỷ lệ mắc VNĐSDD một cách bền vững, đòi hỏi một sự tiếp cận phù hợp. Với ý tưởng này, việc tìm kiếm mô hình, biện pháp can thiệp hiệu quả trong điều kiện ở Việt Nam nói chung, phụ nữ làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là một thách thức và khó khăn.

115 104 Dựa trên kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp can thiệp tại công ty may Minh Anh-Kim Liên với những nội dung sau: (1) Khám và điều trị VNĐSDD kết hợp với tư vấn tại chỗ cho những người mắc bệnh và cho những nữ công nhân may đến khám chữa bệnh tại phòng y tế của công ty; (2) TTGDSK cho tất cả các nữ công nhân may trong công ty; (3) Cải thiện điều kiện vệ sinh cho nữ công nhân may, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản Kết quả nâng cao kiến thức Nâng cao hiểu biết về các triệu chứng của bệnh, tác nhân gây bệnh, phòng chống, các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp phòng chống mắc VNĐSDD của nữ công nhân may là nội dung cơ bản của nghiên cứu can thiệp. Với thời gian can thiệp 12 tháng, việc đánh giá hiệu quả nâng cao kiến thức là phù hợp và nâng cao kiến thức là hiệu quả mong đợi xuất hiện sớm và nhanh hơn so với thực hành. Theo mô hình thay đổi hành vi, bắt đầu từ khi có nhận thức, tiếp theo mới đến thay đổi thái độ, có lòng tin rồi mới có thực hành đúng. Tuỳ theo vấn đề nghiên cứu, quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm sau khi triển khai các hoạt động can thiệp. Truyền thông thay đổi hành vi là một quá trình làm việc với các cá nhân, cộng đồng và xã hội để đạt được hai mục đích: thứ nhất là phát triển các chiến lược truyền thông để thúc đẩy các hành vi tích cực, thích hợp với mong muốn của người làm truyền thông; thứ hai là tạo ra một môi trường hỗ trợ cho phép những người đã thay đổi hành vi có thể duy trì những hành vi tích cực đó. Để đạt được hiệu quả cao trong truyền thông, tùy theo từng lĩnh vực can thiệp mà đối tượng cũng như nội dung và phương pháp truyền thông cần được thiết kế cho phù hợp. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong đề tài nghiên cứu của tôi có mục đích thay đổi hành vi của người phụ nữ trong việc áp dụng các

116 105 biện pháp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có bệnh VNĐSDD. Những giải pháp truyền thông đã được áp dụng trong nghiên cứu, đều là những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện. Với đặc thù nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu, thời gian làm việc gắn liền với năng suất và sản phẩm làm ra và gắn liền với thu nhập nên họ ít có thời gian tập hợp để sinh hoạt hoặc nghe nói chuyện trực tiếp, do vậy các hình thức tư vấn tại chỗ khi phụ nữ đến khám bệnh, truyền thông gián tiếp qua tờ rơi, loa đài của công ty, và đặc biệt là lồng ghép với hoạt động của các tổ chức công đoàn, Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh là những giải pháp truyền thông phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Trong chăm sóc SKSS, phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục nói chung, VNĐSDD nói riêng, là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu, chính vì thế Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về chủ đề này. Các nội dung, chỉ số đánh giá trong nghiên cứu của chúng tôi được xây dựng dựa theo Hướng dẫn quốc gia. Đó là cơ sở khoa học hợp lý để đánh giá kiến thức của các phụ nữ trong nghiên cứu về chủ đề này. Kết quả thu được từ các biện pháp truyền thông đã được áp dụng trên địa bàn can thiệp mang lại hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ qua một năm triển khai các hoạt động truyền thông, hiểu biết của nữ công nhân may tăng lên rất đáng kể sau can thiệp và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với nhóm đối chứng. Sau can thiệp, nhóm nữ công nhân may ở nhóm can thiệp đều có hiểu biết về các biện pháp dự phòng như sử dụng nước sạch cho vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi QHTD và sử dụng BCS trong QHTD tăng lên có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng. Đặc biệt trong nhóm can thiệp, kiến thức của nữ công nhân may về sử dụng nước sạch, vệ sinh kinh nguyệt, vệ

117 106 sinh trong QHTD, chung thuỷ trong QHTD, khám định kỳ, điều trị cho cả vợ lẫn chồng và sử dụng BCS trong QHTD đều tăng cao có ý nghĩa thống kê sau can thiệp. Tỷ lệ nữ công nhân may hiểu biết về dấu hiệu đau bụng tăng lên sau can thiệp, sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong mỗi nhóm và CSHQ tăng 117,0%, tỷ lệ nữ công nhân may biết về dấu hiệu loét sùi bộ phận sinh dục tăng cao ở nhóm can thiệp và đối chứng. Sau can thiệp, nhóm nữ công nhân may ở nhóm can thiệp đều có hiểu biết về hậu quả vô sinh, lây bệnh cho chồng và lây bệnh cho thai nhi tăng lên mang ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng. Việc biết các triệu chứng gây bệnh sẽ giúp người phụ nữ sớm phát hiện được bệnh, giúp họ có thể khám và điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống bệnh VNĐSDD. Với các kết quả này có thể thấy các biện pháp can thiệp được áp dụng trong nghiên cứu đã cho hiệu quả tốt. Những biện pháp can thiệp như trên có thể được áp dụng cho các địa bàn khác có điều kiện tương tự. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ ở địa bàn can thiệp có sự gia tăng đáng kể hiểu biết về các nguyên nhân gây ra VNĐSDD. Hiểu biết các nguyên nhân gây bệnh VNĐSDD giúp cho phụ nữ có thể tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh. Đây chính là một trong những vấn đề then chốt để phòng và điều trị VNDSDD có hiệu quả, phát hiện này đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Cách phòng bệnh là một trong những nội dung truyền thông được quan tâm hàng đầu. Biết được cách phòng bệnh, người phụ nữ sẽ có thái độ và hành vi đúng trong việc tránh tiếp xúc với những yếu tố phơi nhiễm, cũng như xác định đúng những người cần được điều trị khi phát hiện mình có bệnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc góp phần đạt được mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD trong cộng đồng nói chung, trong số các đối tượng phụ nữ được can thiệp nói riêng. Sau can

118 107 thiệp, nhóm nữ công nhân may ở nhóm can thiệp cũng có tăng có ý nghĩa thống kê hiểu biết về các biện pháp dự phòng như về sử dụng nước sạch, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh trong QHTD, chung thuỷ trong QHTD, khám định kỳ, điều trị cho cả vợ lẫn chồng và sử dụng BCS trong QHTD. Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết VNĐSDD ở các khu vực khác nhau cũng rất khác nhau [58], [110]. Tại các nước phát triển, tỷ lệ hiểu biết về đường lây truyền và các biện pháp phòng chống rất cao [79], nhưng ở các nước châu Á và châu Phi tỷ lệ này rất thấp, khoảng 35-40% [81], [84], [91]. Một số nguyên nhân chính đóng góp vào sự khác biệt này có thể là: (1) trình độ dân trí cao có khả năng hiểu biết tốt hơn về VNĐSDD; (2) khả năng tiếp cận với nguồn thông tin về VNĐSDD và cơ sở y tế dễ dàng hơn; (3) những nguồn thông tin về VNĐSDD sẵn sàng hơn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc phối hợp đồng thời các biện pháp truyền thông trong cùng mô hình can thiệp đã làm tăng hiệu quả nâng cao kiến thức về VNĐSDD. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng đã học tập kinh nghiệm của các mô hình trên thế giới và Việt Nam trong phòng chống bệnh LTQĐTD cũng như VNĐSDD (qua tư vấn trực tiếp, phát thanh, tờ rơi, áp phích ) [35], [54], [78] Kết quả nâng cao thực hành Kết quả nâng cao thực hành phòng chống các VNĐSDD dưới bao giờ cũng chậm hơn kết quả nâng cao kiến thức do cần có thời gian từ hiểu biết, đến thay đổi hành vi. Đã có một số nghiên cứu can thiệp trên thế giới và Việt Nam tập trung vào việc nâng cao thực hành phòng chống các bệnh LTQĐTD, HIV và VNĐSDD. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các bệnh LTQĐTD và HIV, và cũng tập trung chủ yếu vào các đối tượng có nguy cơ cao như PNBD, nam giới bán dâm, còn ít các nghiên cứu tập trung vào những đối tượng là phụ nữ tại cộng đồng hoặc phụ nữ ở các khu công nghiệp.

119 108 Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp đã có sự cải thiện trong thực hành vệ sinh cá nhân rửa bộ phận sinh dục từ trước ra sau, sau khi đi vệ sinh trong phòng chống VNĐSDD. Kết quả này có ý nghĩa rất lớn trong phòng và chống VNĐSDD đã được chứng minh ở một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài [54]. Cơ chế của thực hành này là làm giảm nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh từ đường tiêu hoá sang đường sinh dục. Thực hành đúng điều này đã được chứng minh đóng góp vào hiệu quả làm giảm tỷ lệ mắc VNĐSDD trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ đi khám phụ khoa định kỳ tăng cao ở nhóm can thiệp (40% lên 52,8% sau can thiệp). Việc tăng tỷ lệ phụ nữ chủ động khám phụ khoa đóng góp vào việc phát hiện sớm các VNĐSDD cả vợ lẫn chồng và được điều trị sớm giúp cho bệnh không chuyển thành mạn tính và giảm giá thành đồng thời cũng làm giảm khả năng lây truyền các VNĐSDD trong cộng đồng [54]. Trong các hoạt động can thiệp của chúng tôi tại công ty may Minh Anh-Kim Liên cũng có can thiệp nâng cao trình độ của CBYT phòng y tế. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy nữ công nhân may tin tưởng hơn vào CBYT, điều này cũng thúc đẩy họ đi khám định kỳ chủ động hơn. Đồng thời chất lượng điều trị các VNĐSDD tại phòng y tế của công ty đã ảnh hưởng đến thái độ của nữ công nhân may với bệnh. Có thể khẳng định việc chủ động khám phụ khoa sau can thiệp đã tăng nhiều so với trước can thiệp là một trong những kết quả chính của nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cuả chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thu Xanh ở Hải Phòng năm Tác giả cũng đã khẳng định thực hành khám định kỳ của người phụ nữ nhóm can thiệp tăng cao từ 38,9% trước can thiệp lên 44,2% sau can thiệp trong khi ở nhóm đối chứng tỷ lệ này không thay đổi [54].

120 109 Các nghiên cứu can thiệp ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua tập trung chủ yếu vào nhóm phụ nữ có nguy cơ cao như PNBD tại cộng đồng như nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hiền, Nguyễn Minh Quang cũng như tại các trung tâm quản lý PNBD. Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc truyền thông, thực hành sử dụng BCS, giảm số lượng bạn tình, khám chữa các bệnh LTQĐTD, khám phụ khoa định kỳ. Kết quả của các nghiên cứu trên đều cho thấy sau can thiệp các thực hành đi khám và điều trị phụ khoa sớm, và khám định kỳ đều tăng cao sau can thiệp [20], [35]. Tuy nhiên, một số thực hành phòng chống VNĐSDD khác có tăng nhưng chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được giải thích là do thời gian can thiệp và đánh giá can thiệp còn ngắn chưa đủ để nhiều người nữ công nhân may thay đổi thực hành. Mặt khác một số thực hành của nữ công nhân may đã tương đối cao do đó sự gia tăng về các thực hành này cần thời gian dài hơn. Một số tác giả nước ngoài cũng đã nghiên cứu về thực hành phòng chống các bệnh LTQĐTD, trong đó có VNĐSDD như Adonma ED, Esere M.O(2008) và cộng sự tại Nigeria, Aggarwal tại Ấn Độ kết hợp công tác truyền thông giáo dục bệnh LTQĐTD tại trạm y tế xã và truyền thông tại hộ gia đình nhằm cải thiện sử dụng dịch vụ của khách hàng [56], [72] Kết quả giảm tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới sau can thiệp Sau can thiệp, các triệu chứng viêm nhiễm âm hộ của nữ công nhân trong nhóm can thiệp như ngứa và khí hư đều giảm mang ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng, riêng triệu chứng âm hộ viêm giảm hơn 20 lần. Kết quả điều trị triệu chứng tại âm đạo cho thấy sau can thiệp tỷ lệ nữ công nhân may không có niêm mạc âm đạo viêm đỏ tăng lên rõ rệt có ý nghĩa thống kê. Các triệu chứng VNĐSDD khác như dịch tiết âm đạo vàng bọt và dịch tiết âm đạo trắng như bột tăng nhẹ sau can thiệp nhưng chưa có ý nghĩa

121 110 thống kê. Điều này có thể do sự thay đổi về thực hành chậm hơn so với thay đổi về kiến thức. Sau khi can thiệp điều trị các triệu chứng tại CTC, có sự giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ polip và viêm lộ tuyến CTC ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng. Hiệu quả việc điều trị tác nhân gây bệnh có tác dụng tương đối rõ, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ công nhân còn mắc Candida sau can thiệp giảm nhiều mang ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp. Tương tự, tỷ lệ nữ công nhân còn nhiễm vi khuẩn giảm mạnh sau can thiệp có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nữ công nhân còn nhiễm Chlamydia giảm sau can thiệp, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả can thiệp điều trị bệnh VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu được thể hiện rất rõ rệt. Tại nhóm can thiệp, tỷ lệ mắc các bệnh VNĐSDD giảm từ 36,3% (trước can thiệp) xuống còn 4,4% (sau can thiệp) có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, ở nhóm đối chứng, tỷ lệ mắc các bệnh VNĐSDD chỉ giảm từ 44% (trước can thiệp) xuống còn 40% (sau can thiệp), không mang ý nghĩa thống kê. Có được kết quả này là do phòng y tế đã áp dụng và tuân thủ quy trình khám, xét nghiệm và phác đồ điều trị của Bộ Y tế và CDC Hoa Kỳ [67]. Một số nghiên cứu gần đây ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy hiệu quả của chương trình phòng chống bệnh LTQĐTD, bao gồm cả điều trị cho PNBD tại cộng đồng cũng kết luận rằng hiệu quả can thiệp bằng tư vấn, khám sàng lọc và điều trị lậu cho PNBD là rất có hiệu quả [20], [35], [78]. Tổ chức Phòng chống HIV/AIDS Liên hợp quốc tại nhiều quốc gia đã kết luận rằng để phòng chống có hiệu quả các bệnh LTQĐTD cần có một số biện pháp như khuyến khích QHTD an toàn thông qua việc sử dụng BCS khi có QHTD với bạn tình và đặc biệt là khách hàng đối với PNBD. Đây là một trong những biện pháp phòng chống VNĐSDD có hiệu quả và an toàn nhất. Xét nghiệm tự

122 111 nguyện định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh LTQĐTD nhằm làm giảm lây truyền và giảm giá thành điều trị. Đối với PNBD cần điều trị định kỳ bệnh LTQĐTD, xét nghiệm bắt buộc bệnh LTQĐTD, truyền thông thay đổi hành vi để có QHTD an toàn. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hiền về can thiệp phối hợp phòng chống các bệnh LTQĐTD tại 1 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm mới HIV và bệnh LTQĐTD giảm nhanh theo thời gian can thiệp [20]. Nghiên cứu của tác giả Nông Thị Thu Trang ở huyện nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên (năm 2015) cho rằng huy động cộng đồng tham gia phòng chống bệnh VNĐSDD cho phụ nữ nông thôn là mô hình dễ triển khai, thực tiễn và đem lại hiệu quả tốt. Hiệu quả của mô hình sau 2 năm can thiệp rất rõ ràng, cụ thể: ở xã can thiệp, tỷ lệ kiến thức tốt tăng thêm 66,0%, thái độ tốt tăng thêm 28,0%, thực hành tốt tăng thêm 43,0% (p<0,05). Tỷ lệ phụ nữ được sử dụng nguồn nước và nhà tắm hợp vệ sinh ở xã can thiệp tăng thêm 22,5% và 24,0% (p<0,05). Tỷ lệ mắc VNĐSDD ở xã trước can thiệp là 35,5%, sau can thiệp chỉ còn 12,5%; trong khi ở xã đối chứng sự thay đổi là không đáng kể [49]. Điều này cho thấy sự can thiệp cộng đồng là quan trọng và có hiệu quả trong công tác phòng chống VNĐSDD ở phụ nữ. Kết quả nghiên cứu của một tác giả ở Thượng Hải, Trung Quốc (2007) về phòng chống các VNĐSDD ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã được triển khai tại 4 xã của huyện Xuân Huy thông qua chiến lược TTGDSK nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thúc đẩy các hành vi cá nhân đúng liên quan với các VNĐSDD, so sánh với nhóm chứng chỉ tiến hành các hoạt động KHHGĐ như thường lệ cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về kiến thức hiểu biết về các VNĐSDD tăng 9 lần so với nhóm chứng, về hành vi cá nhân đúng tăng hơn 1,6 lần và việc sử dụng BCS trong phòng chống các VNĐSDD tăng hơn 1,9 lần ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng; Tỷ lệ mắc các VNĐSDD ở

123 112 nhóm can thiệp giảm (7,45%) so với nhóm chứng (0,96%), có ý nghĩa thống kê. Mô hình này đã được đánh giá là thành công [78]. Một can thiệp tương tự tại vùng nông thôn của vùng Bắc Ấn Độ với TTGDSK tại cơ sở y tế xã kết hợp với truyền thông tại hộ gia đình nhằm cải thiện sử dụng dịch vụ của khách hàng, cũng nhận thấy kết quả sau can thiệp có sự cải thiện rõ rệt việc sử dụng dịch vụ phòng chống VNĐSDD tại cơ sở y tế địa phương [68]. Mô hình lồng ghép việc phòng chống VNĐSDD vào trong dịch vụ KHHGĐ cùng với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cũng được TCYTTG đề nghị. Ở một số quốc gia như Indonesia và ở Kenya cũng đã thực hiện việc lồng ghép này, đó là kết hợp việc khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn về VNĐSDD trong quá trình thực hiện công tác KHHGĐ làm tăng hiệu quả công tác phòng chống các VNĐSDD [101]. Giải pháp can thiệp của chúng tôi đã mang lại hiệu quả tốt làm giảm tỷ lệ mắc các VNĐSDD cho nữ công nhân may. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ giải pháp can thiệp của chúng tôi là: sự sẵn có của dịch vụ khám chữa bệnh VNĐSDD đã giúp làm tăng khả năng tiếp cận của nữ công nhân may do cán bộ y tế của phòng y tế công ty được đào tạo, có sự phối hợp giữa phòng y tế và trung tâm y tế huyện trong công tác khám, phát hiện và điều trị cũng như dự phòng bệnh VNĐSDD. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nữ công nhân đã giúp họ giảm bớt e ngại khi có nhu cầu tư vấn hoặc khám chữa bệnh. Nghiên cứu này áp dụng phối hợp nhiều hình thức truyền thông từ truyền thông gián tiếp qua tờ rơi đến truyền thông trực tiếp bằng tư vấn ngay khi khám bệnh đối với những người mắc bệnh kết hợp vừa điều trị vừa tư vấn. Tài liệu truyền thông rất có giá trị như tờ rơi được phát tận tay công nhân, các áp phích được treo ở những nơi công cộng, đông công nhân qua lại với những chú thích dễ hiểu, phù hợp với trình độ của công nhân cũng là một yếu tố quan trọng.

124 113 Vai trò của lãnh đạo công ty được nâng cao, tạo điều kiện cho nữ công nhân về thời gian cũng như điều kiện chăm sóc sức khoẻ, khám phụ khoa định kỳ, cải thiện điều kiện vệ sinh phụ nữ. Sự tham gia tích cực của ngành y tế địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, liên đoàn lao động trong tác bảo vệ sức khoẻ cho người lao động cũng là những bài học kinh nghiệm quý giúp cho mô hình thành công Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp kết quả nghiên cứu chính xác và có ý nghĩa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ mắc các VNĐSDD và mô tả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc, đã được TCYTTG và các nhà khoa học trong và ngoài nước khuyến cáo. Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng lựa chọn ngẫu nhiên có đối chứng được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm làm giảm các sai số và nhiễu trong việc đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp. Việc chọn 2 công ty may khác nhau và cách khá xa nhau về mặt địa lý cũng đảm bảo tránh được các sai số ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Có nghĩa là các can thiệp được triển khai ở công ty may được can thiệp không bị ảnh hưởng đến công ty may được chọn làm đối chứng. Các giải pháp can thiệp hợp lý với giá thành thấp như phát hiện và điều trị kịp thời, truyền thông về các biện pháp phòng chống bệnh cho nữ công nhân may cũng là những giải pháp có hiệu quả trong phòng chống VNĐSDD đã được một số nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. - Cỡ mẫu nghiên cứu cho nghiên cứu mô tả là 931 nữ công nhân may tuổi là đủ lớn để xác định tỷ lệ hiện mắc VNĐSDD, các căn nguyên của bệnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Do vậy, kết quả của nghiên cứu này mang tính tin cậy khá cao. Kỹ thuật thu thập thông tin được sử dụng trong

125 114 nghiên cứu này bao gồm cả phỏng vấn, khám lâm sàng và xét nghiệm vi sinh vật y học. Do vậy, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng có giá trị cả về lâm sàng cũng như về xét nghiệm xác định các căn nguyên của VNĐSDD, trong khi một số nghiên cứu chỉ phỏng vấn hoặc khám lâm sàng để xác định bệnh. - Thiết kế các bảng kiểm, bộ câu hỏi có cấu trúc, các hướng dẫn cho phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, các biểu mẫu thu thập thông tin, các hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng và thu thập thông tin cho các biểu mẫu một cách rõ ràng, dễ hiểu, bộ câu hỏi được thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi chính thức thu thập số liệu. - Tập huấn đầy đủ cho các điều tra viên, mỗi nhóm điều tra gồm 3 người, hai điều tra viên và một giám sát viên có trách nhiệm đảm bảo các thông tin được thu thập đúng và đủ trước khi rời khỏi thực địa; Điều tra viên giải thích rõ với đối tượng phỏng vấn là nghiên cứu này sẽ không gây bất cứ ảnh hưởng không tốt nào đến công việc của họ cũng như đơn vị của họ; trong suốt quá trình nghiên cứu được giám sát chặt chẽ - Làm sạch số liệu và nhập kép trước khi phân tích; Trong phân tích số liệu, để loại trừ các yếu tố nhiễu, chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích đa biến về mối liên quan giữa các yếu tố và VNĐSDD. Các yếu tố được đưa vào phương trình phân tích hồi quy đa biến bao gồm các yếu tố đặc trưng cá nhân và một số yếu tố thường gặp VNĐSDD có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu. Mặc dù đề tài có những ưu điêm trên, đề tài vẫn còn có một số hạn chế sau: - Có rất nhiều yếu tố liên quan đến VNĐSDD, trong đó điều kiện sống, sinh hoạt có liên quan trực tiếp, tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu, chỉ tập trung quan sát đánh giá điều kiện tại hai công ty, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu được một số yếu tố ảnh hưởng như: nghề nghiệp, các mối quan hệ của

126 115 chồng, thực trạng các công trình vệ sinh, nhà tắm, nguồn nước tại các hộ gia đình. Trong thiết kế bộ câu hỏi về kiến thức và thực hành, một số câu hỏi chưa rõ ràng về mối liên quan giữa kiến thức và thực hành. - Tâm lý của nữ công nhân còn e ngại khi tiếp xúc với cán bộ y tế làm công tác tư vấn, do đó có thể hạn chế việc chia sẻ trung thực kiến thức và thực hành cá nhân của họ. - Hiện nay, các khu công nghiệp phát triển nhiều, thu hút nhiều lao động nữ, các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Do phạm vi đề tài, nghiên cứu ở hai công ty may có vốn đầu tư nước ngoài, thường các điều kiện hạ tầng như nhà xưởng, công trình vệ sinh, nhà tắm, hệ thống cấp thoát nước khá đồng bộ, các công ty này chưa đại diện cho toàn bộ các công ty may trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm cả những công ty không có vốn đầu tư nước ngoài. - Thời gian nghiên cứu can thiệp không dài, trong khi đó tình trạng VNĐSDD bị ảnh hưởng rất lớn của khả năng thực hành người phụ nữ, khi có kiến thức rồi, cần thời gian nhất định mới đánh giá chính xác sự thay đổi về thực hành, do vậy thường kết quả thực hành thay đổi chậm hơn kết quả nâng cao kiến thức Điểm mới của nghiên cứu Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng VNĐSDD và hiệu quả của các giải pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ VNĐSDD ở nữ công nhân may. Luận án đã cung cấp thông tin về thực trạng mắc VNĐSDD ở nữ công nhân may bao gồm tỷ lệ nhiễm một số tác nhân vi sinh vật gây bệnh VNĐSDD như Trichomonas, Candida, Bacterial vaginosis, Chlamydia trachomatis Đề tài cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã đề xuất và đánh giá được hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phù hợp

127 116 (truyền thông, khám và điều trị kết hợp với tư vấn, đào tạo cán bộ y tế, cải thiện điều kiện vệ sinh và nâng cao cam kết của lãnh đạo công ty may) trong việc nâng cao kiến thức, thực hành và giảm các VNĐSDD của nữ công nhân may tại các khu công nghiệp. Qua đó cung cấp các bằng chứng cho việc lập chính sách và kế hoạch bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ.

128 117 KẾT LUẬN 1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới của nữ công nhân may ở hai công ty - Tỷ lệ nữ công nhân may biết về cách giữ vệ sinh bộ phận sinh dục dưới là khá cao (78,6%). Tỷ lệ nữ công nhân may có kiến thức về biết các triệu chứng, lý do mắc, tác nhân gây bệnh, cách dự phòng VNĐSDD và hậu quả khá thấp, dưới (32,5%). Đặc biệt kiến thức về khám phụ khoa định kỳ là rất thấp (9%). - Tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành về dự phòng các bệnh VNĐSDD khá cao: rửa bộ phận sinh dục hợp vệ sinh (74,3%), sử dụng băng vệ sinh hợp vệ sinh khi hành kinh (90,9%), thay băng vệ sinh 3 lần/ngày khi hành kinh (91,2%) và rửa bộ phận sinh dục trước và sau khi QHTD (81,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ nữ công nhân may đã từng đi khám phụ khoa định kỳ trong vòng 12 tháng trước khi nghiên cứu là tương đối thấp chỉ 40,6%. - Các công ty chưa tổ chức khám phụ khoa định kì hàng năm cho nữ công nhân. Số lượng công trình vệ sinh chưa phù hợp với số lượng công nhân. - Tỷ lệ mắc ít nhất một bệnh VNĐSDD ở công nhân nữ khu công nghiệp may tỉnh Nghệ An khá cao, chiếm 40,2%, trong đó tỷ lệ mắc viêm lộ tuyến CTC chiếm tỷ lệ cao nhất (35,8%), tiếp theo là viêm âm đạo đơn thuần (2,7%), viêm âm hộ đơn thuần (1,6%). Tỷ lệ mắc phối hợp các vị trí là rất thấp, dưới 2%. - Căn nguyên chủ yếu gây VNĐSDD là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6%), sau đó đến nấm Candida (16,6%), Chlamydia (2,5%), trùng roi (0,4%) và thấp nhất là lậu (0,2%). Tỷ lệ nhiễm đồng thời hơn 2 tác nhân trở lên rất thấp, dưới 2,4%. - Có 5 yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc VNĐSDD, đó là: tuổi từ 25 trở lên (OR=1,3; CI=1,06-1,93), thiếu hiểu biết về sử dụng nước sạch

129 118 (OR=1,5; CI=1,12-3,25), không hiểu biết về có nhiều bạn tình dễ mắc bệnh (OR=2,1;CI=1,45-6,95), thiếu hiểu biết về tác nhân gây bệnh (OR=1,4; CI=1,02-2,06) và thiếu hiểu biết về vệ sinh trong QHTD (OR=1,4;CI=1,11-3,25). 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống VNĐSDD Can thiệp có hiệu quả trong việc làm thay đổi có ý nghĩa thống kê các chỉ số sau ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng: - Tăng kiến thức về: dấu hiệu của VNĐSDD (tiết dịch âm đạo, ngứa); tác nhân gây bệnh (nấm, vi khuẩn và vi rút); cách dự phòng VNĐSDD (dùng nước sạch, giữ vệ sinh kinh nguyệt, giữ vệ sinh tình dục, sử dụng BCS); hậu quả của VNĐSDD (vô sinh, lây bệnh cho chồng, lây bệnh cho thai nhi). - Tăng thực hành phòng VNĐSDD (rửa bộ phận sinh dục từ trước ra sau; khám định kỳ các bệnh phụ khoa. - Giảm tỷ lệ mắc các bệnh VNĐSDD (từ 36,3% xuống còn 4,4%) với chỉ số hiệu quả can thiệp là 680%. Giảm các triệu chứng: viêm nhiễm tại âm hộ (ngứa, khí hư), viêm nhiễm tại âm đạo (dịch tiết âm đạo hôi), viêm nhiễm tại CTC. Giảm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn từ 25,9% xuống còn 11%.

130 119 KIẾN NGHỊ 1. Đối với nữ công nhân: - Nâng cao hiểu biết và thực hành phòng chống VNĐSDD, đặc biệt là viêm nhiễm âm hộ âm đạo. - Chủ động tham gia khám sức khỏe và khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh VNĐSDD. 2. Đối với công ty may - Tăng cường truyền thông về phòng chống VNĐSDD cho nữ công nhân may. Nội dung truyền thông cần tập trung vào các vấn đề cốt lõi như: dấu hiệu, tầm quan trọng phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các tác nhân gây bệnh, hậu quả và cách phòng chống VNĐSDD. Sử dụng các tài liệu và mô hình truyền thông đã được triển khai trong nghiên cứu này. - Tổ chức khám phụ khoa kết hợp với khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời. - Tăng số lượng các công trình vệ sinh cho phù hợp với số lượng công nhân để đảm bảo thuận lợi cho công nhân trong vệ sinh và CSSKSS. 3. Đối với ngành y tế: - Xây dựng các qui định và hướng dẫn chi tiết về CSSKSS trong các doanh nghiệp có nhiều công nhân nữ làm việc. - Tăng cường giám sát kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện các hướng dẫn về CSSKSS cho các doanh nghiệp có nhiều công nhân nữ làm việc. 4. Tăng cường phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và ngành y tế trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp can thiệp trong CSSKSS cho nữ công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.

131 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN 1. Bùi Đình Long, Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Viết Tiến (2015), Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại một số công ty may tỉnh Nghệ An năm 2014, Tạp chí Y học Dự phòng; tập XXV, số 8(168), tr Bùi Đình Long, Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Viết Tiến (2017), Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới của nữ công nhân may, tỉnh Nghệ An năm 2014, Tạp chí Y học Dự phòng; số 1, tập 27, tr Bùi Đình Long, Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Viết Tiến (2017), Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp dự phòng và điều trị viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ công nhân may, tỉnh Nghệ An năm , Tạp chí Y học Dự phòng; số 1, tập 27, tr

132 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Duy Ánh (2010), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục dưới phụ nữ Hà Nội từ tuổi có chồng, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội 2. Bộ môn Sản trƣờng Đại học Y Hà Nội (2004), "Viêm sinh dục", Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO, UNICEF (2012), Kết quả nghiên cứu điều tra sức khoẻ vị thành niên (SAVY II), Available from: medoa_2383.html. 4. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS. Hà Nội. Nhà Xuất bản Y học, tr Bộ Y tế (2014), Niên giám Thống kê Y tế Hà Nội. Nhà Xuất bản Y học. 6. Bộ Y tế (2015). Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2014, Nhà Xuất bản Y học. 7. Lê Hồng Cẩm, Lê Văn Điển (2001), "Khảo sát tần suất viêm âm đạo do ba nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ từ tuổi có gia đình tại huyện Hóc Môn TP Hồ Chí Minh", Tạp chí Phụ sản, (1), tr Trần Thị Trung Chiến, Lê Thanh Sơn (2004), Chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS và KHHGĐ cho phụ nữ tuổi sinh đẻ - Một số nhận xét rút ra từ một khảo sát ở Hà Tây, Tạp chí Y học Thực hành, Số 494, tr Chính phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam Giai đoạn

133 10. Chính phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định 122/Q -TTg ban hành "Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Giai đoạn , tầm nhìn đến năm Lê Hoài Chƣơng (2013), "Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương", Y học thực hành, 868(66-69). 12. Phạm Văn Đức (2008), "Giá trị của xét nghiệm nhanh Chlamydia trong chẩn đoán viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis ở phụ nữ nạo phá thai tại bệnh viện Từ Dũ, Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 12, phụ bản số 1, tr Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành (2007), "Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) tại một số xã của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Phụ sản, Số đặc biệt, tr Phạm Văn Đức (2009), Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ hút thai 3 tháng đầu và các yếu tố liên quan, Tạp chí Y học Tp.HCM, Tập 13, phụ bản số 1, tr Kim Bảo Giang - Hoàng Văn Minh (2011), Sự cải thiện kiến thức về một số bệnh lây truyền qua đường tình dục của công nhân một số nhà máy may công nghiệp tại tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí minh sau một năm can thiệp truyền thông, Tạp chí y học thực hành (759), số 4, tr Cấn Hải Hà (2014), Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi có chồng tại xã Kim Quan - Thạch Thất - Hà Nội và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên.

134 17. Bùi Thị Thu Hà (2007), "Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội 2005", Tạp chí Y học thực hành, (12), tr Ngô Thị Đức Hạnh (2012), Nghiên cứu nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ quân đội tại một số đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội và đề xuất biện pháp phòng bệnh thích hợp, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội 19. Vũ Bá Hòe (2008), Xác định tỉ lệ mắc và nhận thức, thái độ, thực hành của phụ nữ tuổi về viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng năm 2008, Luận án bác sĩ CKII, Đại học Y Thái Bình. 20. Nguyễn Khắc Hiền (2010), Nghiên cứu hành vi nguy cơ và đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm PNBD tại tỉnh Vĩnh Long, Luận án tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ học Trung ương. 21. Trần Đỗ Hùng, Tăng Trọng Thủy (2013), "Khảo sát tình hình nhiễm trùng sinh dục ở phụ nữ 18 đến 49 tuổi có chồng tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu", Tạp chí Y học thực hành, Số 864, tr Nguyễn Duy Hƣng (2012), Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục trên đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại thành phố Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu y học, Vol 80, số 3c, tr Nguyễn Thu Hƣờng, Lê Hữu Chiến (2013), "Nhận xét kết quả xét nghiệm vi khuẩn của bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 5/2011-4/2012", Tạp chí Y học thực hành, Số , tr Hoàng Thị Thanh Huyền, Tạ Thành Văn và Phạm Văn Thức (2011), "Human papillomavirus và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trên gái mại dâm miền bắc Việt nam", Y học Việt nam tháng 3. 1, tr

135 25. Trần Quốc Kham, Nguyễn Quốc Tiến (2007), Nghiên cứu điều kiện làm việc của nữ lao động nông nghiệp tại 2 xã huyện Vũ Thư, Thái Bình, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 335, tr Trần Hậu Khang, Lê Huyền My (2009), "Áp dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu", Tạp chí Y học Thực hành ( ) Số1/2009, tr Nguyễn Trung Kiên (2013), "Tỷ lệ mắc và đặc điểm lâm sàng viêm lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ tuổi trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình", Tạp chí Y học Thực hành (867) Số 4/2013, tr Trần Thị Lợi (2009), "Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ", Tạp chí Y học Tp.HCM, tập 13, phụ bản số 1,tr Trần Uy Lực (2012), Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ YTCC, Đại học Y Hải Phòng. 30. Trịnh Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Duy Tài (2010), Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai ba tháng cuối tại Phan Thiết, Bình Thuận, Tạp chí Y học Tp.HCM, Tập 14, phụ bản số 1, tr Phạm Bá Nha (2012), Viêm nhiễm đường sinh dục, Nxb Y học, Hà Nội 32. Lê Hoàng Ninh, Phùng Đức Nhật (2010), Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở những nhóm thu nhập khác nhau tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, năm 2009, Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 14, tr Hoàng Thế Nội (2008), "Tình trạng dinh dưỡng, mô hình bệnh phụ khoa, tình trạng nhiễm khuẩn sinh dục ở phụ nữ tỉnh Hưng Yên", Tạp chí Y học thực hành, Số 629, tr

136 34. Lê Thị Oanh (2011), Thực trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản của phụ nữ tuổi tại 5 tỉnh thành miền Bắc Việt Nam năm 2011, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 35. Nguyễn Minh Quang (2013), Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đờng sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục-lao động Xã hội II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp, Luận án tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. 36. Lê Thanh Sơn, Trần Thị Trung Chiến, Đoàn Huy Hậu (2007), Đặc điểm NKĐSS ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả mô hình can thiệp tại tỉnh Hà Tây, Tạp chí y dược học quân sự, Số 32, tr Lý Văn Sơn và CS (2010), "Nghiên cứu tình hình các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nữ nhân viên của một số cơ sở dịch vụ giải trí tại thành phố Huế năm 2008", Y học thực hành.( ), tr Lý Văn Sơn (2009), Tình hình kiến thức về phòng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ đến khám tại Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y học Thực hành, Số 666, tr Nguyễn Duy Tài, Lê Thị Kim Tuyến (2010), "Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi tại huyện Bình Chánh năm 2008", Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 14, Phụ bản số 1, tr Lâm Đức Tâm, NguyễnThị Huệ (2011), "Khảo sát hành vi về vệ sinh phụ nữ với tình trạng Viêm âm đạo tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ". Tạp chí Y học thực hành; 748(5): p Bùi Thị Hồng Thanh (2013), Tìm hiểu căn nguyên nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi tại xã Sông Long và xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2013, Tạp chí Y học Thực hành, Số , tr

137 42. Nguyễn Đức Thanh (2013), "Thực trạng tiếp cận thông tin của vị thành niên về bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS", Tạp chí Y học Thực hành (856), Số 1/2013, tr Nguyễn Đức Thanh, Đỗ Huy Bình (2013) "Kiến thức của học sinh trung học phổ thông về bệnh lây truyền qua đường tình dục" Tạp chí Y học Thực hành, Số 5 (869) /2013, tr Nguyễn Đức Thanh, Vũ Phong Tỳ (2013), "Thực trạng kiến thức của phụ nữ về phòng chống ung thư cổ tử cung tại một số xã, tỉnh Thái Bình" Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 407(1) Phạm Xuân Thành (2012), Đánh giá thực trạng và sự thay đổi về kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của bà mẹ đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi năm 2005 và 2010 tại tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ YTCC, Trường Đại học Y Thái Bình. 46. Nguyễn Thị Tuyến (2012), Liên cầu, Bài giảng Vi sinh y học; , Bộ môn Vi sinh vật, Trường đại học Y Hà Nội. 47. Ngô Đức Tiệp (2011), Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan phụ nữ tuổi có chồng tại quận Lê Chân, Hải Phòng năm 2011, Luận án tốt nghiệp Bs.CKII Quản lý Y tế, Đại học Y Hải Phòng. 48. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2008), "Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Ê-đê trong độ tuổi sinh sản tại tỉnh Đắc Lắc". Tạp chí Y học Tp.HCM, tập 12, phụ bản số 1,tr Nông Thị Thu Trang (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên 50. Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản tỉnh Nghệ An (2014), Báo cáo tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại tỉnh Nghệ An năm 2013.

138 51. Đỗ Thị Uyên (2012), Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tổn thương tế bào học phụ nữ nhóm tuổi từ tại 4 xã huyện An Lão, Hải Phòng năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ YTCC, Đại học Y Hải Phòng. 52. Nguyễn Thị Từ Vân, Nguyễn Quang Vinh (2008), "Tỷ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng và yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai không triệu chứng cơ năng", Tạp chí Y học Tp.HCM, tập 12, phụ bản số 1, tr Viện Da liễu Quốc gia (2012), Báo cáo tỷ lệ hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại 5 tỉnh, báo cáo Hội nghị Da liễu toàn quốc. 54. Phạm Thu Xanh (2014), Thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại khu vực biển đảo thành phố Hải Phòng và một số giải pháp can thiệp. Luận án tiến sỹ y học. Trường Đại học Y Dược Thái Bình. TIẾNG ANH 55. Adonma ED, Adonma JI (2008) Perceptions and practices on menstruation amongst Nigerian secondary school girls. Afr J Reprod Health 12: Aggarwal A.K, Duggal M. (2004), "Knowledge of men and women about reproductive tract infections and AIDS in a rural area of North India: Impact of a community-based intervention". J Health Popul Nutr. 2004;22, pp Agumas Shibabaw, Tamrat Abebe, and Adane Mihret (2013), Nasal carriage rate of methicillin resistant Staphylococcus aureus among Dessie Referral Hospital Health Care Workers; Dessie, Northeast Ethiopia, Antimicrob Resist Infect Control. 2013, pp. 2: 25.

139 58. Ahmadnia.E-Kharaghani.R-etal (2016), "Prevalence and associated factors of genital and sexually transmitted infections in married women of Iran".Oman Med J.31(6): p Ahmed S, Li Q, Liu L, Tsui AO. (2012), Maternal deaths averted by contraceptive use: an analysis of 172 countries, The Lancet, 380(9837), pp Alcaide ML, Strbo N, Romero L et al (2016). Bacterial Vaginosis Is Associated with Loss of Gamma Delta T Cells in the Female Reproductive Tract in Women in the Miami Women Interagency HIV Study (WIHS): A Cross Sectional Study. PLoS One Apr 14;11(4) 61. Aniebue UU, Aniebue PN, Nwankwo TO (2009), The impact of premenarcheal training on menstrual practices and hygiene of Nigerian school girls. Pan Afr Med J 2: Baisley K, Changalucha J, Weiss HA, et al. (2009), Bacterial vaginosis in female facility workers in north-western Tanzania: prevalence and risk factors. Sex Transm Infect 85: Bhalla P, Chawla R. (2007), "Prevalence of bacterial vaginosis among women in Delhi, Indoa", Indoan J Med Res;125(2), pp Boselli, F., G. Chiossi, P. Garutti, et al. (2004), Preliminary results of the Italian epidemiological study on vulvo-vaginitis. Minerva Ginecol. 56, pp CDC (2015), "Sexually transmitted doseases: summary of 2015 CDC Treatment guidelines". Journal of the Mississippi State Medocal Association, 56(12): p CDC (2015), National Center for Chronic Dosease Prevention and Health Promotion Dovision of Reproductive Health. Reproductive tract infection, Atlanta, Georgia, U.S.A

140 67. CDC (2006), Sexually Transmetted Doseases: Treatment Guidelines CDC, 55 (RR-11). 68. Das A, Prabhakar P, Narayanan P et al (2011), Prevalence and assessment of clinical management of sexually transmitted infections among female sex workers in two cities of Indoa. Infect Dos Obstet Gynecol, 2011; 2011: DontaB (2012), Awareness of cervical cancer among couples in a slum area of Mumbai, Asian Pac J Cancer Prev. 2012;13(10), pp Dovnik.A-Golle.A-etal (2015), "Treatment of vulvovaginal candodoasis: a review of the literature.". Acta dermatovenerologica Alpina, Pannonica, et Adriatica, 24(1): p Ekabua J, Agan T, Iklaki CU (2010). Adjuncts to case assessment of vaginal doscharge syndrome in pregnant women. Asian Pacific Journal of Tropical Medocine. 2010; 3(1): Esere M.O (2008), "Effect of sex education programme on at-risk sexual behaviour of school-going adolescents in Ilorin, Nigeria", African Health Science Vol. 8 (2) 2008: pp Foxman.B-Muraglia.R-etal (2013), "Prevalence of recurrent vulvovaginal candodoasis in 5 European countries and the United States: results from an internet panel survey". Journal of lower genital tract dosease, 17(3): p Fournier M1, Dlouhỏ J, Jaouen G, Almeras T. (2013), Integrative biomechanics for tree ecology: beyond wood density and strength. J Exp Bot Nov; 64(15), pp Garnett G.P. and Bowden F.J. (2000), Epidemiology and control of curable sexually transmitted doseases: opportunities and problems, Sex Transm Dos, Vol 27, pp

141 76. Gavin, L., et al. (2009), Sexual and reproductive health of persons aged years - United States, , CDC, 58 (SS06), pp Granato P (2010), Vaginitis: Clinical and laboratory aspects for doagnosis. Clinical Microbiology Newsletter. 2010; 32(15): Jiang Z.M., et al. (2007), "An intervention study of reproductive tract infections among married women of reproductive age in Shanghai", Journal of Reproduction and Contraception Jun; 18(2), pp Kakar SR, Biggs K et al (2010), "A retrospective case note review of sex worker attendees at sexual health clinics in the western suburbs of Sydney", Sexual Health. 7(1), pp Khan K.S, Wojdyla D, et al. (2006), WHO analysis of causes of maternal death: a systematic review, Lancet, Vol 367, pp Lan P.T, Lundborg C.S, Phuc HD (2008), "Reproductive tract infections includong sexually transmitted infections: a population-based study of women of reproductive age in a rural dostrict of Vietnam", Indoan J Med Sci, 84(2), pp Levandowski BA, Pearson E, Lunguzi J, Katengeza HR (2012), Reproductive health characteristics of young Malawian women seeking post-abortion care, Afr J Reprod Health, 16(2), pp Mabey D, Ndowa F, Latif A (2010), What have we learned from sexually transmitted infection research in sub- Saharan Africa? Sex Transm Infect. 2010; 86(7): Mahadeen AI(2012), Knowledge, attitudes and practices towards family planning among women in the rural southern region of Jordan, East Medoterr Health J, 18(6), pp Michal.Elovitz-Pawel.Gajer-etal (2017), "Dostinct microbiota in the cervicovaginal space are associated with spontaneous preterm birth: findongs from a large cohort and validation study". American Journal of Obstetrics and Gynecology, 216(1): p. S8-S9.

142 86. Mendling.W-Brasch.J-etal (2015), "Guidline: vulvovaginal candodosis (AWMF 015/072), S2k (excludong chronic mucocutaneous candodosis)". Mycoses, 58(1): p Mlisana K, Naicker N, Werner L et al (2012), Symptomatic vaginal doscharge is a poor predoctor of sexually transmitted infections and genital tract inflammation in high- risk women in South Africa. J Infect Dos. 2012; 206(1): Moges B, Yismaw G, Kassu A, et al (2013), Sexually transmitted infections based on the syndromic approach in Gondar town, northwest Ethiopia: a retrospective study. BMC Public Health. 2013; 13: Mullick S., et al. (2005), Sexually transmitted infections in pregnancy: prevalence, impact on pregnancy outcomes, and approach to treatment in developing countries, Sex Transm Infect, Vol 81, pp Ngo AD, Hill PS. (2011), The use of reproductive healthcare at commune health stations in a changing health system in Vietnam, BMC Health Serv Res, (11), pp Oliveira F.A., Pfleger V., Lang K., et al. (2007), "Sexually transmitted infections, bacterial vaginosis, and candodoasis in women of reproductive age in rural Northeast Brazil: a population-based study", Mem Inst Oswaldo Cruz Sep;102(6), pp Padma Das, Kelly K. Baker, Ambarish Dutta (2015), Menstrual Hygiene Practices, WASH Access and the Risk of Urogenital Infection in Women from Odosha, Indoa. Plos One Philip PS, Benjamin AI, Sengupta P (2013), Prevalence of symptoms suggestive of reproductive tract infec- tions/sexually transmitted infections in women in an urban area of Ludhiana. Indoan J Sex Transm Dos. 2013; 34(2):83 8.

143 94. Qian Long (2011), Giving birth at a health-care facility in rural China: is it affordable for the poor?, Bull World Health Organ. 2011, 89(2), pp Rachakulla et al (2011), "Condom use and prevalence of syphilis and HIV among female sex workers in Andhra Pradesh, Indoa following a large-scale HIV prevention Intervention", BioMed Center Public Health. 11(Suppl 6), pp. S Ray K, Muralidhar S, Bala M et al (2009), Comparative study of syndromic and etiological doagnosis of reproductive tract infections/sexually transmitted infections in women in Delhi. Int J Infect Dos. 2009; 13(6). 97. Sami N. and Ali T.S. (2006), Psycho-social consequences of secondary infertility in Karachi, J Pak Med Assoc, Vol 56, pp Sangeetha S. Balamurugan and ND. Bendogeri (2012), Community- Based study of Reproductive Tract Infections Among Women of the Reproductive Age Group in the Urban Health Training Centre Area in Hubli, Karnataka, Indoan J Community Med Jan-Mar; 37(1), pp Schmid G. (2005), Control of bacterial sexually transmitted doseases in the developing world is possible, Clin Infect Dos, Vol 41, pp Sha B.E, Hua Y. Chen (2005), "Utility of amsel criteria, nugent score, and quantitative gardnerlla vaginalis, micoplasma hominis, and lactobac doagnosis of bacterial vaginosis in human inuumnodefici infected women", J Clin Microbiol, 43(9), pp Tanudyaya, Liesbeth JM, Bollen et al (2010), "Prevalence of sexually transmitted infections and sexual risk bahavior among female sex workers in nine provinces in Indonesia, 2005." The Southeast Asian Journal of tropical medocine and public health. 41(2), pp

144 102. UICC, UNFPA, JHPIEGO, PATH, IPPF (2011), Comprehensive Cervical Cancer Prevention and Control: Program me Guidancefor Countries, United Nations (2012), The Millennium Development Goals Report 2012, New York Van Schalkwyk, J-Yudon MH (2015), "Vulvovaginitis: screening for and management of trichomoniasis, vulvovaginal candodoasis and bacterial vaginosis". Journal of Obstetrics and Gynaecology Canada, 37(3): p Valsangkar S, Selvaraju D, Rameswarapu R (2014), Impairment of quality of life in symptomatic reproductive tract infection and sexually transmitted infection. J Reprod Infertil, 15(2): PMID: ; PubMed Central PMCID: PMCPMC WHO (2005), Sexually transmitted and other reproductive tract infections: guide to essential practice, World Health Organization, Geneva WHO (2007) Global Strategy for Prevention and Control of Sexually Transmitted Infections , World Health Organization, Geneva WHO (2016), Sexual transmitted infection. Fact sheet Geneva Zemuri C, Enwira W (2016), The Performance of the Vaginal Doscharge Syndromic Management in Treating Vaginal and Cervical Infection: A Systematic Review and Meta-Analysis. Plos One Zhang XJ, Shen Q, Wang GY (2009), "Risk factors for reproductive tract infections among married women in rural areas of Anhui Province, China", Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol,2009 Dec;147(2):

145 PHỤ LỤC 1. PHIẾU PHỎNG VẤN THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM ĐƢỜNG SINH DỤC DƢỚI Giới thiệu và đề nghị tham gia phỏng vấn: Xin chào Chị, Tôi làm việc tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thuộc Sở Y tế Nghệ An. Hôm nay chúng tôi đến Công ty ta để tìm hiểu về tình hình sức khoẻ của phụ nữ, chúng tôi muốn trao đổi và khám cho Chị vì vậy mong Chị dành thời gian nói chuyện với chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỏi và mong chị trả lời những gì Chị biết hoặc đã làm, nếu có câu hỏi nào chưa rõ Chị có thể hỏi lại chúng tôi. Các câu trả lời trung thực của Chị là rất quý giá để đóng góp cho việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ chúng ta cũng như việc lập kế hoạch tốt hơn cho các hoạt động phòng chống viêm nhiễm bệnh phụ khoa nói chung. Chúng tôi đảm bảo những điều Chị trao đổi với chúng tôi hoàn toàn được giữ kín. Chúng tôi đánh giá cao sự giúp đỡ của Chị trong việc tham gia nghiên cứu này. Họ tên phụ nữ được phỏng vấn : Mã số Khu công nghiệp Mã số đơn vị Mã số phiếu Ngày phỏng vấn: / /

146 Phần 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG STT Câu hỏi Trả lời/mã số Chuyển C101 C102 C103 C104 C105 C106 C107 C108 Chị sinh vào tháng năm nào? Chị thuộc dân tộc nào? Chị theo tôn giáo nào? Đọc các khả năng xảy ra và đánh dấu x vào một câu trả lời. Trình độ học vấn của Chị? Đọc các khả năng xảy ra và đánh dấu x vào một câu trả lời. Gia đình Chị hiện nay có sống tại tỉnh/thành phố này không? Tình trạng hôn nhân của Chị hiện nay thế nào? Nếu có, Chị lập gia đình lần đầu vào tháng năm nào? Hiện nay, Chị đang sống với ai? Tháng [ ] Năm [ ] 1. Dân tộc Kinh 2. Dân tộc khác Ghi rõ) 1. Đạo Phật 2. Đạo Tin Lành 3. Đạo Thiên Chúa 4. Thờ ông/bà tổ tiên 5. Không theo đạo nào 6. Đạo khác (Ghi rõ) 1. Mù chữ 2. Tiểu học (1-4) 3. Trung học cơ sở (5-7) 4. Phổ thông trung học (8-10) 5. Cao đẳng, đại học 6. Sau đại học 1. Có 2. Không 1. Đang sống cùng chồng 2. Đã ly dị 3. Đã ly thân 4. Goá vợ/chồng Tháng [ ] Năm [ ] Ghi rõ số năm (Vd: 1998) Không nhớ điền Cùng với họ hàng 2. Cùng với bạn 3. Không cố định 4. Khác (Ghi rõ)..

147 STT Câu hỏi Trả lời/mã số Chuyển C109 C110 C111 C112 C113 Chị hiện đang sống cùng với mấy người trong cùng gia đình? Chị đã làm việc ở công ty này bao lâu rồi? Công việc hàng ngày của Chị là gì? Chị làm công việc này mấy tiếng môt ngày? Chị làm theo ca hay theo giờ hành chính? Tổng số người[ ] 1. Một năm hoặc hơn 2. Ít hơn một năm 1. May 2. Cắt 3. Thiết kế 4. Quản lý 5. Công việc khác (Ghi rõ):... Số tiếng. 1. Theo ca đêm 2. Theo giờ hành chính C114 Chị làm công việc này từ bao giờ? Tháng. năm... C115 C116 C117 C118 Trong 4 tuần qua, Chị có thường xuyên uống rượu, bia không? Đọc các khả năng xảy ra và đánh dấu x vào một câu trả lời. Trong 4 tuần qua, Chị có thường xuyên hút thuốc là không? Đọc các khả năng xảy ra và đánh dấu x vào một câu trả lời. Trong 4 tuần qua, Chị có thường xuyên nghe đài không? Đọc các khả năng xảy ra và đánh dấu x vào một câu trả lời. Trong 4 tuần qua, Chị có thường xem vô tuyến truyền hình không? Đọc các khả năng xảy ra và đánh dấu x vào một câu trả lời 1. Hàng ngày 2. Ít nhất 1 lần trong 1 tuần 3. Ít hơn 1 lần trong 1 tuần 4. Không uống 1. Hàng ngày 2. Ít nhất 1 lần trong 1 tuần 3. Ít hơn 1 lần trong 1 tuần 4. Không hút 1. Hàng ngày 2. Ít nhất 1 lần trong 1 tuần 3. Ít nhất 1 lần trong 1 tuần 4. Không nghe 1. Hàng ngày 2. Ít nhất 1 lần trong 1 tuần 3. Ít hơn 1 lần trong 1 tuần 4. Không xem

148 Phần 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ MÔI TRƢỜNG HỘ GIA ĐÌNH STT Câu hỏi Câu trả lời/mã hóa Chuyển câu C201 Nhà chị rộng bao nhiêu m2 [ ] m2 C202 C203 C204 C205 C206 Mái nhà nhà Chị làm bằng vật liệu gì? Tường nhà nhà Chị được làm bằng gì? Nền nhà Chị được làm bằng gì? Trong năm vừa qua, tổng thu nhập của gia đình khoảng bao nhiêu VNĐ? Trong năm vừa qua, gia đình bạn được UBND xã xếp loại kinh tế vào nhóm nào? 1. Mái bê tông, xi măng 2. Mái ngói, tôn, brô xi măng 3. Mái tranh (mái lá, mái rạ) 4. Vải bạt, giấy dầu 5. Khác (ghi rõ). 6. Không biết/không xác định 1. Vách đất, tre, giấy dầu 2. Gạch nung 3. Gạch mộc 4. Tường đá, đá ong 5. Gạch Ba panh 6. Gỗ 7. Khác (ghi rõ) 8. Không biết/không xác định 1. Đất 2. Sàn tre, gỗ 3. Lát gạch, xi măng 4. Gạch men, đá hoa 5. Khác (ghi rõ). 6. Không biết/không xác định [ ] 1. Nghèo 2. Cận nghèo 3. Trung bình 4. Khá giả 5. Giàu

149 STT Câu hỏi Câu trả lời/mã hóa C207 C208 C209 C210 Nguồn nước chính dùng cho ăn, uống của gia đình chị là gì? Nguồn nước chính dùng cho tắm, giặt của gia đình chị là gì? Loại hố xí mà gia đình chị sử dụng hiện nay? Gia đình chị có nhà tắm riêng không? 1. Nước mưa 2. Nước giếng khoan 3. Nước giếng đào 4. Nước sông, suối 5. Nước ao, hồ 6. Nước vòi/máy 7. Khác (ghi rõ). 1. Nước mưa 2. Nước giếng khoan 3. Nước giếng đào 4. Nước sông, suối 5. Nước ao, hồ 6. Nước vòi/máy 7. Khác (ghi rõ) Không biết/không xác định 1. Hố xí hai ngăn 2. Một ngăn 3. Hố xí thấm 4. Hố xí cầu 5. Hố xí bệt 6. Chuồng gia súc 7. Không có hố xí 1. Có 2. Không Chuyển câu

150 Phần 3: TIỀN SỬ THAI NGHÉN VÀ TÌNH DỤC STT Câu hỏi Trả lời/mã số Chuyển C301 C302 C303 C304 C305 Chị quan hệ tình dục lần đầu tiên năm bao nhiêu tuổi? Trong 12 tháng qua, Chị đã quan hệ tình dục với bao nhiêu bạn tình ( vợ / chồng / người yêu/bạn tình)? Nếu có QHTD với bạn tình không phải là chồng, bạn có thường xuyên sử dụng bao cao su không? Trong 12 tháng qua, Chị có áp dụng biện pháp tránh thai nào không? Nếu có, biện pháp tránh thai mà Chị áp dụng là gì? Đánh dấu x vào những câu trả lời thích hợp 1. Tuổi lần đầu tiên quan hệ tình dục [ ] 2. Không nhớ/không trả lời 99 [ ] C304 Tổng số: [ ] Trong đó bạn tình không phải là chồng Không nhớ: 999 Không có bạn tình nào: 000 [ ] C Luôn luôn 2. Hầu hết các lần 3. Khoảng nửa số lần 4. Đôi khi 5. Không bao giờ 1. Có 2. Không C Thuốc uống 2. Thuốc tiêm 3. Vòng tránh thai 4. Bao cao su 5. Que cấy 6. Màng ngăn/kem/thuốc sủi bọt 7. Triệt sản nam 8. Triệt sản nữ 9. Tính vòng kinh 10. Xuất tinh ngoài âm đạo

151 STT Câu hỏi Trả lời/mã số Chuyển 11. Khác (ghi rõ) 1. Không biết về các biện pháp tránh thai 2. Không thống nhất với vợ/chồng 3. Không tiện sử dụng Nếu không, lý do Chị không sử 4. Chi phí đắt C306 dụng biện pháp tránh thai là gì? Đánh dấu x vào những câu trả lời thích hợp 5. Muốn có con 6. Đang có thai 7. Đang cho con bú 8. Không sinh được nữa/vô sinh 9. Khác (ghi rõ) C307 Chị có mấy con rồi 1. Số con trai : [ ] 2. Số con gái : [ ] C308 Chị mang thai bao nhiêu lần rồi? lần Nếu không ghi 00 C401 C308 Chị có bị sảy thai bao giờ chưa? lần Nếu không ghi 00 C310 C311 C312 Chị đã nạo phá thai bao giờ chưa? Lần mang thai gần đây nhất chị đi khám thai mấy lần? Lần sinh con gần đây nhất, chị sinh ở đâu? lần Nếu không ghi 00 lần Nếu không ghi Bệnh viện 2. Trạm y tế 3. Tại nhà

152 Phần 4: KIẾN THỨC VỀ BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƢỜNG SINH DỤC STT Câu hỏi Trả lời/ Mã số Chuyển C401 C402 C403 Chị có nghe nói về các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục bao giờ chưa Chị có biết các dấu hiệu của viêm nhiễm đường sinh dục không? Nếu có, đó là những dấu hiệu gì? Không đọc chỉ gặng hỏi "Còn dấu hiệu nào khác không?" Đánh dấu x vào những câu trả lời thích hợp 1. Có 2. Không (Nếu trả lời không chuyển C501) 1. Có 2. Không (Nếu trả lời không chuyển C404) 1. Đau vùng bụng 2. Chảy dịch bộ phận sinh dục 3. Tiểu tiện đau, buốt 4. Loét, sùi bộ phận sinh dục 5. Ngứa bộ phận sinh dục C501 C404 C404 Theo chị lý do vì sao người ta lại mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục? Không đọc chỉ gặng hỏi "Còn dấu hiệu nào khác không?" Đánh dấu x vào những câu trả lời thích hợp 6. Dấu hiệu khác (Ghi rõ) Không có nước sạch để vệ sinh 2. Không giữ vệ sinh sinh dục 3. Vệ sinh kinh nguyệt kém 4. Không giữ VS trong QHTD 5. Tình dục nhiều bạn tình 6. Khác (Ghi rõ)... C405 Theo chị, tác nhân nào gây ra viêm nhiễm đường sinh dục? (Không đọc chỉ gặng hỏi "Còn dấu hiệu nào khác không?" Đánh dấu x vào những câu trả lời thích hợp 1. Vi khuẩn 2. Vi rút 3. Nấm 4. Tác nhân khác (Ghi rõ) Không biết

153 STT Câu hỏi Trả lời/ Mã số Chuyển C406 C407 C408 Theo chị làm thế nào để phòng mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục? Không đọc chỉ gặng hỏi "Còn dấu hiệu nào khác không?" Đánh dấu x vào những câu trả lời thích hợp Theo chị, bệnh VNĐSD gây ra hậu quả gì? Chị có được các thông tin về viêm nhiễm đường sinh dục từ nguồn nào? 1. Dùng nước sạch để vệ sinh 2. Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục 3. Vệ sinh kinh nguyệt 4. Giữ VS trong QHTD 5. Tắm rửa hàng ngày 6. Tình dục thủy chung 7. Khám phụ khoa thường xuyên 8. Điều trị cho cả vợ và chồng 9. Dùng bao cao su 10. Khác (Ghi rõ) Không biết 1. Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng 2. Vô sinh 3. Viêm vòi trứng 4. Chửa ngoài dạ con 5. Lây bệnh cho chồng 6. Lây bệnh cho thai nhi 7. Tăng nguy cơ nhiễm HIV 8. Khác (Ghi rõ) Không biết 1. Sách báo 2. Đài, vô tuyến 3. Cán bộ y tế 4. Cán bộ phụ nữ 5. Bạn bè 6. Nguồn khác (Ghi rõ) Không biết

154 Phần 5: THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CÁC BỆNH VIÊM NHIỄMĐƢỜNG SINH DỤC STT Câu hỏi Trả lời/ Mã số Chuyển C501 C502 C503 C504 C505 C506 C507 C508 C509 C510 Hàng ngày chị rửa bộ phận sinh dục mấy lần? Chị rửa bộ phận sinh dục như thế nào? Khi hành kinh chị dùng băng vệ sinh loại nào? Khi hành kinh chị thường thay băng vệ sinh một ngày mấy lần? Khi hành kinh Chị thường rửa bộ phận sinh dục một ngày mấy lần? Khi hành kinh Chị thường tắm một ngày mấy lần? Chị có thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi quan hệ tình dục không? Chị có thường xuyên đặt thuốc vào âm đạo không? Nếu có, vì mục đích gì? Trong 12 tháng qua chi có đi khám phụ khoa hay bệnh của phụ nữ bao giờ chưa? lần Nếu không ghi 00 C Từ sau ra trước 2. Từ trước ra sau 3. Không kể sau hay trước 4. Ngâm cả mông và bộ phận sinh dục vào nước 5. Cách khác (Ghi rõ). 1. Băng tự làm, giặt sạch phơi khô 2. Mua băng vệ sinh làm sẵn 3. Giấy vệ sinh 4. Loại khác (Ghi rõ)... lần Nếu không ghi 00 lần Nếu không ghi 00 lần Nếu không ghi Có 2. Không 1. Có 2. Không (Nếu trả lời không chuyển C511) 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không 3. Không nhớ (Nếu trả lời không nhớ chuyển C513 ) C511 C513

155 STT Câu hỏi Trả lời/ Mã số Chuyển 1. Cơ sở y tế nhà nước C511 C512 C513 Nếu có, chị đị khám ở đâu? Chị có thẻ bảo hiểm y tế không? Trong 12 tháng qua, bạn có dấu hiệu bất thường ở bộ 2. Cơ sở y tế tư nhân 3. Cơ sở y tế do nhà máy giới thiệu 4. Cơ sở khác (Ghi rõ) Có 2. Không 1. Có 2. Không phận sinh dục không? C514 Nếu có, là dấu hiệu gì? 3. Không biết (Nếu trả lời không biết, chuyển C517) 1. Đau vùng bụng 2. Chảy dịch bộ phận sinh dục 3. Tiểu tiện đau, buốt 4. Loét, sùi bộ phận sinh dục 5. Ngứa bộ phận sinh dục 6. Dấu hiệu khác (Ghi rõ) 1. Không làm gì cả C517 C515 Trong lần bị bất thường ở phận sinh dục gần đây nhất, Chị đã làm gì? Hỏi từng ý một. Đánh dấu x vào những câu trả lời thích hợp 2. Đi khám, chữa tại các cơ sở y tế nhà nước? 3. Đi khám, chữa tại Phòng khám công ty? 4. Đi khám, chữa tại các cơ sở y tế tư nhân? 5. Đến các nhà thuốc để mua thuốc? 6. Đi khám, chữa tại các thày lang? 7. Tự chữa ở nhà? 8. Nói cho bạn tình biết về các dấu hiệu của mình?

156 STT Câu hỏi Trả lời/ Mã số Chuyển 9. Ngừng không quan hệ tình dục khi chị có các dấu hiệu? 10. Dùng bao cao su để quan hệ tình dục trong thời gian chị có các dấu hiệu trên? 1. Nhận được bao cao su 2. Nhận được tờ rơi, tờ bướm C516 Chị đã từng nhận được các hỗ trợ phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới sau đây trong 6 tháng qua? Hỏi từng ý một. Đánh dấu x vào những câu trả lời thích hợp 3. Nhận được lời khuyên từ bạn bè 4. Nhận được lời khuyên từ cán bộ y tế 5. Nhận được lời khuyên từ cán bộ đoàn thể, xã hội 6. Được sinh hoạt câu lạc bộ 7. Giới thiệu khám chữa bệnh LQĐTD 8. Khác (Ghi rõ) 9. Không nhận được gì

157 PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHÁM LÂM SÀNG Mã số khu công nghiệp Mã số đơn vị Ngày khám / Mã số phiếu Họ và tên phụ nữ: Có C601 Có khí hư 2. Có nhiều 3. Không Triệu chứng cơ năng C602 C603 Ngứa bộ phận sinh dục Hiện tại có đau rát trong khi quan hệ vợ chồng không 1. Có 2. Không 1. Có 2. Không C604 Hiện tại có đau bụng dưới không 1. Có 2. Không C605 Triệu chứng khác Bình thường 2. Sẩn Khám âm hộ C606 Biểu hiện ở âm hộ 3. Vết trắng 4. Sùi 5. Loét 6. Khác (ghi rõ)

158 Khám âm đạo Khám cổ tử cung Nhận định dịch tiết C607 âm đạo Đặc điểm dịch âm C608 đạo C609 Niêm mạc âm đạo C610 Dịch cổ tử cung C611 Bất thường ở CTC C612 Sa sinh dục 1. Không có 2. Có ít 3. Có nhiều 1. Trắng trong, không có mùi 2. Vàng, xanh có bọt 3. Vàng hoặc xanh như mủ 4. Đặc trắng như bột 5. Có mùi hôi, mùi tanh cá 6. Lẫn máu 7. Khác (ghi rõ) 1. Hồng hào (Bình thường) 2. Viêm đỏ 3. Loét trợt niêm mạc 4. Polype 5. Khác (ghi rõ).. 1. Trắng trong (Bình thường) 2. Nhầy mủ 1. Hồng hào (Bình thường) 2. Lộ tuyến 3. Loét trợt 4. Polype 5. Viêm 6. U, sùi 7. Khác (ghi rõ). 1. Có, độ mấy. 2. Không NGƢỜI KHÁM

159 PHỤ LỤC 3. PHIẾU XÉT NGHIỆM Mã số công ty Mã số tổ/đội Ngày xét nghiệm / Mã số phiếu Họ và tên phụ nữ:... C701 Nấm Candida C702 Trùng roi Kết quả soi tươi/nhuộm C703 Tạp khuẩn C704 Lậu Test nhanh C705 Clamydia 1. Dương tính 2. Âm tính 1. Dương tính 2. Âm tính 1. Dương tính 2. Âm tính 1. Dương tính 2. Âm tính 1. Dương tính 2. Âm tính NGƢỜI LÀM XÉT NGHIỆM

160 PHỤ LỤC 4. NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG TY 1. Xin anh /chị cho biết vài nét chung về lịch sử phát triển của công ty? 2. Xin anh/chị cho biết tình hình cơ cấu, tổ chức và số lượng công nhân làm việc trong các bộ phân trong công ty? 3. Xin anh/chị cho biết các chế độ chính sách đối với người lao động của công ty, đặc biệt là cho công nhân nữ? 4. Xin anh/chị cho biết tình hình và chiều hướng sức khỏe của công nhân, tình hình bệnh nghề nghiệp? 5. Theo các chị, bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới có phải là vấn đề sức khỏe phổ biến ở phụ nữ làm việc trong công ty này hay không? Tại sao lại như vậy? 6. Xin anh/chị cho biết công tác tổ chức và các hoạt động của công ty trong chăm sóc sức khỏe của công nhân, đặc biệt là công nhân nữ? 7. Xin anh/chị cho biết các điều kiện vệ sinh của nhà máy trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ? 8. Anh/chị có đề xuất gì nhằm nâng cao sức khỏe của công nhân, đặc biệt là công nhân nữ (về chính sách, chế độ, truyền thông, khám phát hiện và điều trị, có sở làm việc, điều kiện vệ sinh...)

161 PHỤ LỤC 5. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM VỚI CÔNG NHÂN NỮ TUỔI SINH ĐẺ ĐÃ CÓ CHỒNG 1. Theo các chị, bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới có phải là vấn đề sức khỏe phổ biến ở phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ làm việc trong các khu công nghiệp may và ở nhà máy này nói riêng hay không? Tại sao lại như vậy? 2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này? 3. Làm thế nào giảm nguy cơ mắc bệnh này? 4. Thực trang hiện tại của công ty trong việc giảm nguy cơ và dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới cho công nhân nữ (về chính sách, chế độ, truyền thông, khám phát hiện và điều trị, có sở làm việc, điều kiện vệ sinh...) 5. Các chị có đề xuất gì với công ty để giải quyết vấn đề này (về chính sách, chế độ, truyền thông, khám phát hiện và điều trị, có sở làm việc, điều kiện vệ sinh...)

162 PHỤ LỤC 6. PHIẾU ĐIỀU TRA NƢỚC VÀ NHÀ TẮM HỢP VỆ SINH Khu công nghiệp... Tổng số nhà vệ sinh: Nữ../ Nam. Tổng số nhà tắm: Nữ / Nam. KHU CÔNG NGHIỆP NGUỒN NƢỚC SINH HOẠT NƢỚC GIẾNG NƢỚC MÁY NHÀ VỆ SINH HỢP VỆ SINH BÁN KIÊN KIÊN CỐ CỐ 1 2 Ghi số lượng cụ thể: số nhà vệ sinh, số công trình nhà tắm NHÀ TẮM HVS KIÊN CỐ BÁN KIÊN CỐ

163 PHỤ LỤC 7. Bảng kiểm 1: VỆ SINH NƠI KHAI THÁC NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NƢỚC GIẾNG ĐÀO 1. Họ tên chủ hộ:...ngày điều tra: [_/_/2014] 2. Số điện thoại (cố định hoặc di động):... Các nội dung kiểm tra 1.1 Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m (Có: 1; không: 0) 1.2 Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m (Có: 1 ; không: 0) 1.3 Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m (Có: 1; không: 0) 1.4 Thiếu nắp đậy giếng (Có: 1; không: 0) 1.5 Thành giếng cao <0,8m so với nền giếng (Có: 1; không: 0) 1.6 Vách giếng bị hở, bị nứt (Có: 1; không: 0) 1.7 Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt hoặc hẹp hơn 1m tính từ vách giếng (Có: 1; không: 0) 1.8 Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10 m (Có: 1; không: 0) 1.9 Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền giếng (Có: 1; không:0) Cộng Đánh giá nguy cơ : (Đánh dấu X vào ô tương ứng) - 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước : điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước : 5 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước : Điểm nguy cơ

164 Bảng kiểm 2: VỆ SINH NƠI KHAI THÁC NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NƢỚC GIẾNG KHOAN 1. Họ tên chủ hộ:...ngày điều tra: [_/_/2014] 2. Số điện thoại (cố định hoặc di động):... Giếng khoan có độ sâu mực nước từ 25 m trở lên : Các nội dung kiểm tra 2.1 Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ (Có: 1; không: 0) 2.2 Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ (Có:1; không: 0) 2.3 Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng (Có: 1; không: 0) Cộng Đánh giá nguy cơ : (Đánh dấu X vào ô tương ứng) - 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước - 1 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước - 2 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước Điểm nguy cơ

165 Bảng kiểm 3: VỆ SINH NƠI KHAI THÁC NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NƢỚC LÀ CÁC BỂ CHỨA NƢỚC, CHUM VẠI, LU, KHẠP Họ tên chủ hộ:...ngày điều tra: [_/_/2014] 2. Số điện thoại (cố định hoặc di động):... Các nội dung kiểm tra 3.1 Thiếu nắp đậy (Có: 1; không: 0) 3.2 Rong rêu hoặc rác hoặc xác súc vật chết (Có:1; không: 0) 3.3 Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền đất (Có: 1; không: 0) Cộng Điểm nguy cơ Đánh giá nguy cơ : (Đánh dấu X vào ô tương ứng) - 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; - 3 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

166 Bảng kiểm 4: VỆ SINH NƠI KHAI THÁC NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NƢỚC LÀ CÁC BỂ CHỨA NƢỚC MƢA 1. Họ tên chủ hộ:...ngày điều tra: [_/_/2014] 2. Số điện thoại (cố định hoặc di động):... Các nội dung kiểm tra 4.1 Mái hứng nước mưa (nếu có) có làm bằng fibro xi măng (Có:1; không: 0) 4.2 Mái hứng nước mưa và máng dẫn nước mưa bị bẩn hoặc bị tắc nghẽn, đọng rác hoặc có các chất gây ô nhiễm khác (Có: 1; không: 0) 4.3 Thiếu hộp hoặc ga ngăn rác (Có:1; không: 0) 4.4 Thiếu nắp đậy bể (Có:1; không: 0) 4.5 Rong rêu, rác, xác súc vật chết trong bể (Có:1; không: 0) 4.6 Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền đất (Có: 1; không: 0) Cộng Điểm nguy cơ Đánh giá nguy cơ : (Đánh dấu X vào ô tương ứng) - 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; 5 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

167 PHỤ LỤC 8. BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tên đề tài nghiên cứu: Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An và hiệu quả can thiệp Nghiên cứu viên chính: Bùi Đình Long Đơn vị chủ trì: Sở Y tế Nghệ An I. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích và tiến hành nghiên cứu: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ hiện nay rất phổ biến, đặc biệt ở các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Viêm nhiễm đường sinh dục là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống, khả năng lao động và đặc biệt là sức khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, viêm nhiễm đường sinh dục là bệnh có thể phòng tránh được nếu chúng ta có một chiến lược tiếp cận phù hợp, không chỉ tác động vào điều trị mà còn phải can thiệp vào các yếu tố liên quan khác như hành vi, điều kiện vệ sinh môi trường, tăng cường khả năng phòng bệnh tích cực và chủ động trong cộng đồng, phù hợp với bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội. Nghiên cứu này sẽ tập trung mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An năm 2014, đồng thời sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng, trên cơ sở đó sẽ có thể đưa ra những khuyến nghị có hiệu quả để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các công ty may nói riêng và cộng đồng nói chung.

168 2. Quy trình thực hiện nghiên cứu: 2.1. Thời gian nghiên cứu 4 năm, từ 9/2013 đến 6/2017, được chia thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (từ tháng 9/2013-9/2014): xây dựng đề cương nghiên cứu - Giai đoạn 2 (từ tháng 10-11/2014): nghiên cứu mô tả cắt ngang trước can thiệp ở cả 2 công ty nhằm thu thập số liệu về thực trạng tình hình VNĐSDD của phụ nữ tuổi có chồng tại địa bàn nghiên cứu, mô tả một số yếu tố liên quan, thói quen sinh hoạt và vệ sinh, tiền sử sử dụng các BPTT... ảnh hưởng đến tình hình VNĐSDD của phụ nữ tuổi có chồng, làm cơ sở đề xuất các giải pháp can thiệp. - Giai đoạn 3 (từ tháng 12/ /2015): tiến hành nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Chọn một công ty để tiến hành can thiệp, một công ty còn lại làm đối chứng, điều tra sau can thiệp ở cả 2 công ty nhằm so sánh và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm VNĐSDD của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. - Giai đoạn 4 (1/2016-7/2017): phân tích số liệu và viết luận án Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: - Là những phụ nữ từ tuổi, có chồng, làm việc tại các phân xưởng may của hai công ty may của tỉnh Nghệ An. - Có thời gian hợp đồng làm việc tại các phân xưởng may của công ty ít nhất là 12 tháng kể từ khi tham gia nghiên cứu để đảm bảo thời gian cho nghiên cứu can thiệp - Đồng ý tự nguyện tham gia trong nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ: - Đang dùng thuốc kháng sinh toàn thân, dùng thuốc đặt âm đạo, thụt rửa âm đạo trong thời gian 15 ngày trước khi đến khám (hạn chế sai số trong nghiên cứu, khi dùng kháng sinh thì sẽ thay đổi hình thái nhiễm khuẩn). - Có thời gian hợp đồng làm việc tại công ty dưới 12 tháng.

169 - Những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu Quy trình thực hiện nghiên cứu Đầu tiên là chúng tôi tiến hành điều tra theo phiếu mục đích để thu thập thông tin về đặc điểm nhân khẩu, tiền sử sinh đẻ, các yếu tố liên quan đến vệsinh cá nhân, vệ sinh tình dục, các dấu hiệu của viêm nhiễm đường sinh dục dưới..thời gian phỏng vấn khoảng 20 phút. Sau khi phỏng vấn xong, đối tượng nghiên cứu sẽ được mời sang phòng khám để các bác sỹ chuyên khoa khám, tư vấn, giải đáp các thắc mắc, lo lắng về vấn đề sức khoẻ, tiến hành khám phụ khoa, lấy dịch âm đạo để xét nghiệm chẩn đoán một số nguyên nhân gây bệnh như: nấm Candida, Trichomonas, Chlamydia, vi khuẩn kết quả xét nghiệm sẽ hoàn toàn được bảo mật (dự kiến sẽ khám từ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng). - Xác định một số yếu tố liên quan, môi trường làm việc, thói quen sinh hoạt, vệ sinh, tiền sử sử dụng các biện pháp tránh thai... ảnh hưởng đến tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng tại một công ty may. Đánh giá trên hai nhóm đối tượng: (i) nâng cao kiến thức và hành vi phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng làm việc tại các khu công nghiệp may của tỉnh Nghệ An; (ii) kiến thức và kỹ năng cho cán bộ y tế về khám chữa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới tại các khu công nghiệp. Các giải pháp được can thiệp gồm 3 nội dung: (1) Điều trị kết hợp với tư vấn tại chỗ: đối với những phụ nữ mắc bệnh VNĐSDD thông thường được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu trong vòng 2 tuần, sau đó được khám lâm sàng lại và xét nghiệm lại. (2) Truyền thông giáo dục sức khỏe: các nội dung

170 truyền thông bao gồm: tầm quan trọng của việc phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới, nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng bệnh, các hậu quả của bệnh, các hướng dẫn cách xử trí khi nghi ngờ mắc bệnh, sự tuân thủ điều trị, việc tái khám sau điều trị, các hướng dẫn về phòng bệnh như: cách thực hành đúng việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp và điều kiện đảm bảo cho việc vệ sinh, việc thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm; cách phòng lây nhiễm; lợi ích của việc phòng, chống và khuyến khích, động viên tham gia các hoạt động phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới. (3) Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại khu vực can thiệp: cải thiện điều kiện vệ sinh (nước hợp vệ sinh và nhà tắm hợp vệ sinh): vận động sự tham gia của ban quản lý các công ty may và cộng đồng vào việc cải thiện nguồn nước, nhà tắm hợp vệ sinh. Đào tạo cho cán bộ y tế về thực hiện sàng lọc, phát hiện, khám và chữa bệnh cho phụ nữ mắc các bệnh VNĐSDD thông thường. Đồng thời tổ chức các cuộc giám sát hỗ trợ theo phương pháp cầm tay chỉ việc nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng khám bệnh và xét nghiệm thông thường cho các cán bộ của phòng y tế công ty. Công tác khám lâm sàng và xét nghiệm được các cán bộ y tế của Trung tâm CSSKSS tỉnh, trung tâm y tế huyện và Phòng Y tế công ty thực hiện (Địa điểm tại phòng y tế cơ quan). Sau đó các cán bộ y tế của Phòng Y tế công ty tiếp tục theo dõi về lâm sàng cho đến khi khỏi bệnh. Kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng cũng như điều trị được ghi lại vào phiếu khám chữa bệnh kèm theo hồ sơ sức khỏe của từng đối tượng. Các kết quả khám và chữa bệnh được nghiên cứu sinh trực tiếp xem xét định kỳ 3 tháng/ lần và điều chỉnh chế độ điều trị cho phù hợp. 3. Những rủi ro có thể xảy ra khi đối tƣợng tham gia nghiên cứu: - Một số câu hỏi trong nghiên cứu liên quan đến cuộc sống riêng tư của đối tượng nghiên cứu có thể làm cho đối tượng nghiên cứu e ngại hoặc không được thoải mái.

171 - Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối bất kỳ câu hỏi nào nếu không muốn trả lời. 4. Những lợi ích của đối tƣợng khi tham gia nghiên cứu - Viêm nhiễm đường sinh dục là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống, khả năng lao động và đặc biệt là sức khoẻ sinh sản. Những kiến thức mà những người tham gia nghiên cứu cung cấp cho chúng tôi có thể sẽ giúp xây dựng những phương án phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới hiệu quả hơn. Về cá nhân đối tượng nghiên cứu sẽ được cung cấp kiến thức về phòng bệnh, điều trị, đặc biệt nếu có bệnh sẽ được điều trị kịp thời, sẽ có cơ hội giảm các tai biến nặng. - Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được truyền thông giáo dục và tư vấn về sức khoẻ, xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh miễn phí. - Được bồi dưỡng một khoảng kinh phí theo đúng quy định của nhà nước. 5. Ngƣời liên hệ: - Trong quá trình nghiên cứu, khi cần đối tượng nghiên cứu có thể liên hệ trực tiếp tại Sở Y tế Nghệ An hoặc phòng y tế công ty qua công văn hành chính nhà nước và trực tiếp khi có yêu cầu cụ thể liên quan. - Họ tên, số điện thoại khi cần liên hệ: Bs CKII. Bùi Đình Long, điện thoại Sự tự nguyện tham gia - Người tham gia nghiên cứu tự nguyện cung cấp thông tin liên quan cho người chủ trì nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu có quyền rút lui khỏi quá trình nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị bất kỳ một sự phiền hà nào. Nếu bị bệnh vẫn được điều trị và chăm sóc theo đúng quy định. 7. Tính bảo mật Các thông tin về hoạt động y tế của các công ty may và thông tin của đối tượng nghiên cứu sẽ được bảo mật bởi người chủ trì nghiên cứu, không công bố ở dưới mọi hình thức nào. Các mẫu điều tra sẽ được mã hoá và được bảo quản cẩn thận. Tất cả các nghiên cứu viên tham gia ngiên cứu này đều được

172 đào tạo về bảo mật. Khi công bố kết quả nghiên cứu, sẽ không sử dụng tên của đối tượng nghiên cứu hoặc bất kỳ một thông tin nào mà có thể nhận dạng được đối tượng nghiên cứu. Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm không được sử dụng cho nghiên cứu nào khác. II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi vềthông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia. Chữ ký của ngƣời tham gia: Họ tên Chữ ký Ngày tháng năm Chữ ký của người làm chứng hoặc của người đại diện hợp pháp (nếu áp dụng): Họ tên Chữ ký Ngày tháng năm Chữ ký của Nghiên cứu viên/ngƣời lấy chấp thuận: Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng người tình nguyện thamgia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho người tình nguyện tham gia hiểu rõ bản chất,các nguy cơ và lợi ích của việc tham gia vào nghiên cứu này. Họ tên Chữ ký Ngày tháng năm

173 PHỤ LỤC 9. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TRÌNH VỆ SINH PHÚC LỢI TẠI NƠI LÀM VIỆC (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Quy định này áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ sở có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích áp dụng đối với tất cả các cơ sở lao động khác. Cơ sở vệ sinh Tiêu chuẩn theo ca sản xuất Quy mô, phạm vi áp dụng 1. Hố tiêu người/hố Dưới 300 người người/hố Trên 300 người 2. Hố tiểu người/hố Dưới 300 người người/hố Trên 300 người 3. Buồng tắm 1-20 người/buồng người 4. Buồng vệ sinh kinh nguyệt người/buồng người 30 người/buồng Trên 600 người 1-30 nữ/buồng người 30 nữ/buồng Trên 300 người 5. Vòi nước rửa tay người/vòi Dưới 300 người 6. Nơi để quần áo 1 người/ô kéo, hoặc móc treo, hoặc tủ nhỏ. 7. Nước uống 1,5 lít/người/ca sản xuất 35 người/vòi Trên 300 người Áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ sở có tiếp xúc với các yếu tố có hại, nhiễm trùng, nhiễm độc gây bệnh nghề nghiệp.

174 PHỤ LỤC 10. CÁC TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VÀ MÔ HÌNH CAN THIỆP 1. Tờ rơi có tiêu đề: Mô hình cung cấp dịch vụ SKSS và PTTT cho công nhân tại các khu công nghiệp

175

176 2. Poster về dự phòng VNĐSDD

177 3. Các bài phát thanh về CSSKS và KHHGĐ

178

179 BÀI PHÁT THANH SỐ 1 PHÒNG TRÁNH NHIỄM KHUẨN ĐƢỜNG SINH SẢN Kính mời quý vị và các bạn đón nghe bản tin phát thanh của đài truyền thanh xã/phường/công ty. Chủ đề của bản tin phát thanh hôm nay là phòng tránh nhiễm khuẩn đường sinh sản. Thưa quý vị và các bạn! Nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản: Là bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục. Bao gồm các bệnh lây qua đường tình dục và các nhiễm khuẩn đường sinh sản do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn bình thường có trong âm đạo. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục. Điều kiện thuận lợi: - Lây truyền qua đường tình dục. - Thủ thuật sản, phụ khoa. - Vệ sinh kém khi kinh nguyệt, giao hợp. - Do bản thân người phụ nữ, người tình và cán bộ y tế. - Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý của cơ quan sinh sản giúp cho mầm bệnh phát triển. Thưa quý vị và các bạn! Nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản bao gồm: - Các nhiễm khuẩn đường sinh sản thường gặp: + Viêm âm đạo do trực khuẩn (Chỉ gặp ở phụ nữ) Triệu chứng: Ra khí hư có màu trắng xám, loãng, mùi hôi. + Viêm âm đạo do nấm: Triệu chứng ở phụ nữ: Ngứa vùng âm hộ và âm đạo, khí hư trắng như sữa. Triệu chứng ở nam giới: Ngứa bao quy đầu và dương vật. - Các bệnh lây qua đường tình dục gồm: + Bệnh Chlamydia: Triệu chứng ở phụ nữ: Ra khí hư, ra máu bất thường giữa các kỳ kinh, thường thấy buốt rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, đau khi giao hợp. Triệu chứng ở nam giới: Đi tiểu thường xuyên, thấy buốt rát khi đi tiểu, có dịch trắng hoặc vàng ở đầu dương vật, sưng hoặc đau tinh hoàn.

180 + Bệnh sùi mào gà: Triệu chứng có thể gặp: Mọc mụn sần sùi ở cơ quan sinh dục và hậu môn. Mụn sùi có thể biến mất sau một thời gian nhưng sau đó lại xuất hiện lại. Điều trị bệnh sùi mào gà: Có thể đốt hoặc điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ trong một thời gian để loại bỏ mào gà. Tuy nhiên, luôn có nguy cơ mụn sùi lại xuất hiện. + Bệnh lậu: Triệu chứng ở phụ nữ: Khí hư đặc, màu vàng, xanh vàng hoặc trắng; rát và đau khi đại tiểu tiện, ra máu âm đạo bất thường hoặc ra máu giữa các chu kỳ kinh, đau bụng. Triệu chứng ở nam giới: Chảy mủ đặc màu vàng hoặc ở đầu dương vật, đau rát khi đại tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt. + Bệnh trùng roi sinh dục: Triệu chứng ở phụ nữ: Ngứa âm hộ và âm đạo, khí hư loãng có màu vàng xanh và có mùi hôi. Triệu chứng ở nam giới: Thường gặp đau rát khi đi tiểu. Thưa quý vị và các bạn! Các bệnh nhiễm khuẩn qua đường sinh sản có thể gây hậu quả như: - Vô sinh, có thai ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, sẩy thai, trẻ đẻ thiếu cân, mù loà. - Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. - Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản đều ảnh hưởng tới sức khoẻ của nam, nữ và tương lai hạnh phúc gia đình. Để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản: Đối với nữ cần: - Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, trong những ngày kinh nguyệt, thời kỳ thai nghén, sau quan hệ tình dục. - Không giao hợp trong những ngày có kinh. - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. - Khi có bệnh nên điều trị triệt để, đúng phác đồ. Không tự ý mua thuốc đặt khi không có chỉ định của bác sỹ phụ khoa. - Không ngâm bộ phận sinh dục và ngoáy rửa trong âm đạo. Đối với nam cần: - Rửa bộ phận sinh dục hàng ngày bằng sữa tắm hoặc dung dịch vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục. - Khi có bệnh nên điều trị triệt để, đúng phác đồ. Để đảm bảo an toàn tình dục chúng ta hãy:

181 - Chung thuỷ, không quan hệ tình dục với nhiều người, không nên quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Qúy vị và các bạn vừa nghe bản tin phát thanh về phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./. BÀI PHÁT THANH SỐ 2 PHÒNG TRÁNH LÂY NHIẾM HIV/AIDS BÀI PHÁT THANH SỐ 3 PHÁT HIỆN SỚM UNG THƢ CỔ TỬ CUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 4 KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH BÀI PHÁT THANH SỐ 5 KHÔNG SINH CON THỨ BA TRỞ LÊN BÀI PHÁT THANH SỐ 6 CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI BÀI PHÁT THANH SỐ 7 GIẢM PHÁ THAI KHÔNG AN TOÀN BÀI PHÁT THANH SỐ 8 CH M SÓC PHỤ NỮ KHI MANG THAI BÀI PHÁT THANH SỐ 9 CH M SÓC PHỤ NỮ SAU SINH BÀI PHÁT THANH SỐ 10 CH M SÓC TRẺ EM THỜI KỲ DƢỚI 6 THÁNG TUỔI

182 BÀI PHÁT THANH SỐ 11 TÌNH BẠN/TÌNH YÊU/TÌNH DỤC VỊ THÀNH NIÊN BÀI PHÁT THANH SỐ 12 N NG CAO CHẤT LƢỢNG D N SỐ BÀI PHÁT THANH SỐ 13 DỊ TẬT BẨM SINH Ở TRẺ VÀ SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƢỚC SINH, SƠ SINH BÀI PHÁT THANH SỐ 14 HỆ LỤY CỦA TẢO HÔN BÀI PHÁT THANH SỐ 15 HỆ LỤY CỦA HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG BÀI PHÁT THANH SỐ 16 MẤT C N BẰNG GIỚI T NH KHI SINH BÀI PHÁT THANH SỐ 17 NGHIÊM CẤM LỰA CHỌN GIỚI T NH KHI SINH BÀI PHÁT THANH SỐ 18 GIÀ HÓA D N SỐ BÀI PHÁT THANH SỐ 19 CƠ CẤU D N SỐ VÀNG BÀI PHÁT THANH SỐ 20 BUÔN BÁN TRẺ EM GÁI/THANH THIẾU NIÊN/BUÔN BÁN NGƢỜI

183 PHỤ LỤC 11. I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGHI LỘC 1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, phía Bắc giáp Diễn Châu; phía Nam giáp thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn; phía Đông là biển Đông và giáp thị xã Cửa Lò; Phía Tây giáp huyện Đô Lương; - Diện tích tự nhiên khoảng 347,7Km2, có 29 xã và 1 thị trấn trong đó có 6 xã ven biển, 4 xã bãi ngang; 7 xã miền núi thấp. Dân số hơn 20 vạn người; Tổng số lao động của huyện là người, chiếm khoảng 53,37% tổng số dân. Lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chiếm 50,310%, công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng trên 22,67%, dịch vụ chiếm khoảng 27,02%. Nghi Lộc có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: có biển, có rừng, đồi núi; có đường sắt và Quốc lộ 1A đi qua; gần sân bay, bến cảng; phụ cận thành phố Vinh và khu du lịch biển Cửa Lò. Huyện có Khu kinh tế Đông Nam đang hình thành và phát triển; Khu Công nghiệp Nam Cấm và Khu Công nghiệp Trường - Thạch đã đi vào hoạt động với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, phát triển, đang và sẽ sử dụng nhiều nguồn nhân lực lao động của huyện, tỉnh. Tình hình kinh tế huyện Nghi Lộc: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn đạt 9,25%;.Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2015 đạt 28,8 triệu đồng. 2. Thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp Đến nay riêng khu công nghiệp Nam Cấm đã có 51 dự án được cấp phép đầu tư vào với tổng mức đầu tư tỷ đồng, trong đó 26 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên hàng nghìn lao động. Với các dự án trọng

184 điểm như nhà máy Bia Hà Nội Nghệ An; nhà máy thiết bị điện tử BSE, Tôn Hoa Sen, Chế biến thực phẩm Masan... Các khu công nghiệp vừa và nhỏ do huyện quản lý hiện có 2 cụm là Đô Lăng và Trường Thạch với 10 dự án đang hoạt động với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. II. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU 1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, phía Nam giáp Huyện Nghi Lộc; phía Đông là biển Đông; Phía Tây giáp huyện Đô Lương, Yên Thành; Bắc giáp Quỳnh Lưu. - Diện tích tự nhiên khoảng 310 Km2, có 38 xã và 1 thị trấn trong đó có 9 xã ven biển, 5 xã bãi ngang; Dân số hơn người; Lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chiếm trên 29,81%, công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm khoảng trên 41,39%, dịch vụ chiếm khoảng 28,79%. Diễn Châu có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: có biển, có rừng, đồi núi; có đường sắt và Quốc lộ 1A đi qua; Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn đạt 11,0%;.Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30 triệu đồng. Công tác giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến năm 2015 dự kiến giảm còn 2,5%, bình quân mỗi năm giảm trên 3%, vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu mỗi năm giảm 1%). Quốc phòng, An ninh tiếp tục được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 2. Thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp Tại cụm công nghiệp Tháp Hồng Kỷ có 29/31 doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng và từng bước đi vào hoạt động. Lao động tại Nhà máy may

185 công nghiệp Nam Sung Vi Na lao động, tăng gần 100 lao động so với năm 2015 và hiện đang chuẩn bị đầu tư xây dựng phân xưởng số 2 (Giai đoạn 2) và một số hạng mục phụ trợ; dự kiến tuyển thêm 700 lao động trong đầu năm Từ năm 2010 đến nay, Diễn Châu đã thu hút được 9 dự án lớn do doanh nghiệp đầu tư với tổng vốn đăng ký gần tỷ đồng, đã thực hiện trên tỷ đồng. Toàn huyện có 475 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hơn hộ kinh doanh cá thể, góp phần chuyển dịch, phát triển kinh tế và giải quyết việc làm hàng năm từ đến lao động. Hàng năm các doanh nghiệp nộp ngân sách bình quân trên 50 tỷ đồng. III. Đặc điểm về khí hậu, thời tiết huyện Diễn Châu và Nghi Lộc Khí hậu hai huyện: Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Chế độ nhiệt: có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5-24,5 0 C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 40 0 C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5-20,5 0 C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,2 0 C. Số giờ nắng trung bình năm là giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp). + Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là mm, lớn nhất khoảng mm, nhỏ nhất mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm. + Chế độ gió: có 2 hướng gió chính: - Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi

186 là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8. Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện. + Độ ẩm không khí: bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (tháng 1, tháng 2), nhỏ nhất 74% (tháng 7). + Lượng bốc hơi nước: bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi nước trung bình của các tháng nóng là 140 mm (từ tháng 5 đến tháng 9). Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, tháng 10, tháng 11). Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa lũ xói mòn hủy hoại đất nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý.

187 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG Toàn cảnh công ty Nam Sung VINA CỦA NGHIÊN CỨU Toàn cảnh công ty Minh Anh Kim Liên

188 Trao trang thiết bị truyền thông cho công ty Nam Sung VINA Tƣ vấn sức khỏe sinh sản cho công nhân khu công nghiệp

189 Tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng tham gia nghiên cứu Siêu âm kiểm tra cho công nhân công ty may

190 Xét nghiệm cho công nhân công ty may

191

192 Các hình ảnh khám, tư vấn, ghi phiếu cho nữ công nhân may

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RESET MẬT KHẨU USB TOKEN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RESET MẬT KHẨU USB TOKEN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RESET MẬT KHẨU USB TOKEN 1. Hướng dẫn cài đặt môi trường trước khi sử dụng phần mềm Để sử dụng hệ thống này, Quý khách vui lòng cài đặt: Bước 1: Cài đặt Java 6 hoặc 7 với hệ điều hành

More information

CHƯƠNG 4: MICROSOFT POWERPOINT /05/13 NHẬP MÔN TIN HỌC 1

CHƯƠNG 4: MICROSOFT POWERPOINT /05/13 NHẬP MÔN TIN HỌC 1 CHƯƠNG 4: MICROSOFT POWERPOINT 2010 25/05/13 NHẬP MÔN TIN HỌC 1 Giới thiệu PowerPoint 2010 là một phần mềm trình chiếu, cho phép tạo các slide động có thể bao gồm hình ảnh, tường thuật, hình ảnh, video

More information

VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG. TS. Ngô Văn Thanh Viện Vật Lý

VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG. TS. Ngô Văn Thanh Viện Vật Lý VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG TS. Ngô Văn Thanh Viện Vật Lý Hà Nội - 2016 2 Tài liệu tham khảo [1] David B. Rutledge, The Electronics of Radio (Cambridge University Press 1999). [2] Dennis L. Eggleston, Basic

More information

HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CAO SU CHỊU LẠNH VNg 77-2 VÀ VNg 77-4 Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CAO SU CHỊU LẠNH VNg 77-2 VÀ VNg 77-4 Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CAO SU CHỊU LẠNH VNg 77-2 VÀ VNg 77-4 Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC TS. Nguyễn Văn Toàn Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền

More information

Phân tích nội lực giàn thép phẳng

Phân tích nội lực giàn thép phẳng Phân tích nội lực giàn thép phẳng 1. Miêu tả vấn đề Ví dụ thực tế tính toán kết cấu công trình bằng phần mềm ABAQUS Có một kết cấu giàn phẳng có kích thước như hình vẽ 1.55, chân giàn bên trái liên kết

More information

Độ an toàn chứng minh được của lược đồ chữ ký FIAT-SHAMIR dựa trên ý tưởng của POINTCHEVAL

Độ an toàn chứng minh được của lược đồ chữ ký FIAT-SHAMIR dựa trên ý tưởng của POINTCHEVAL Độ an toàn chứng minh được của lược đồ chữ ký FIAT-SHAMIR dựa trên ý tưởng của POINTCHEVAL Triệu Quang Phong, Võ Tùng Linh Tóm tắt Trong bài báo này, chúng tôi phân tích độ an toàn chứng minh được đối

More information

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Unit 5: Are they your friends - Họ là bạn của bạn phải không

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Unit 5: Are they your friends - Họ là bạn của bạn phải không Unit 5: Are they your friends - Họ là bạn của bạn phải không Ngữ pháp: Unit 5 - Are they your friends 1. Ôn lại đại từ nhân xưng Định nghĩa: Đại từ nhân xưng (Personal pronouns) là các đại từ được dùng

More information

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIểM LÂM SÀNG CHẢY MÁU NỘI SỌ DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIểM LÂM SÀNG CHẢY MÁU NỘI SỌ DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIểM LÂM SÀNG CHẢY MÁU NỘI SỌ DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI TS. Nguyễn Văn Liệu - BV Bạch Mai TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng

More information

Histopathological changes of red body disease of white shrimp (Penaeus vannamei).

Histopathological changes of red body disease of white shrimp (Penaeus vannamei). BIẾN ĐỔI MÔ BỆNH HỌC CỦA TÔM HE CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931) BỊ BỆNH ĐỎ THÂN TÓM TẮT Đồng Thanh Hà, Đỗ Thị Hòa Từ 16 mẫu (5-10con/mẫu) tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) có dấu hiệu đỏ thân

More information

Các vấn đề thường gặp khi thực hiện thủ tục hải quan tại Việt Nam. Industrial Park Series Thứ Sáu, ngày 27 tháng 10 năm 2017 KCN Amata City Bien Hoa

Các vấn đề thường gặp khi thực hiện thủ tục hải quan tại Việt Nam. Industrial Park Series Thứ Sáu, ngày 27 tháng 10 năm 2017 KCN Amata City Bien Hoa Các vấn đề thường gặp khi thực hiện thủ tục hải quan tại Industrial Park Series Thứ Sáu, ngày 27 tháng 10 năm 2017 KCN Amata City Bien Hoa Chương trình thảo luận 10:00-10:20 Môi trường thủ tục hải quan

More information

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG POWERPOINT 2003

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG POWERPOINT 2003 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG POWERPOINT 2003 Mục lục PHẦN 1:... 3 TẠO MỘT BẢN TRÌNH BÀY... 3 I. Tạo một bản trình bày... 3 II. Cách tạo nội dung 1 slide... 5 III. Lưu một bản trình bày... 8 IV. Thêm slide mới...

More information

Đặng Thanh Bình. Chương 2 Sự lan truyền vô tuyến

Đặng Thanh Bình. Chương 2 Sự lan truyền vô tuyến Đặng Thanh Bình Chương 2 Sự lan truyền vô tuyến Nội dung Sóng vô tuyến (Radio wave) Sự lan truyền sóng vô tuyến Antenna Các cơ chế lan truyền (Propagation Mechanism) Các mô hình lan truyền (Propagation

More information

quản lý nhất trong doanh nghiệp. việc dùng người, coi đây là một trong những điều kiện tiên quyết của thành công: Thiên

quản lý nhất trong doanh nghiệp. việc dùng người, coi đây là một trong những điều kiện tiên quyết của thành công: Thiên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 24-34 Quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp Phạm Thế Anh *, Nguyễn Thị Hồng Đào * Trường Đại học

More information

Quy trình điều trị nhồi máu não cấp trong 3 giờ đầu có sử dụng thuốc tiêu sợi huyết

Quy trình điều trị nhồi máu não cấp trong 3 giờ đầu có sử dụng thuốc tiêu sợi huyết Khoa Nội TM I. Đại cương Nhồi máu não là tình trạng thiếu máu đột ngột một vùng não gây nên tổn thương mô não không hồi phục. Biểu hiện lâm sàng của nhồi máu não có thể kín đáo và cũng có thể rõ ràng như

More information

Hỗ trợ Tài chính (Các cơ sở Bệnh viện) Ban Kiểm soát & Tuân thủ của Hội đồng Quản trị BSWH

Hỗ trợ Tài chính (Các cơ sở Bệnh viện) Ban Kiểm soát & Tuân thủ của Hội đồng Quản trị BSWH Tiêu Đề: Đường Dây Của Phòng/Dịch Vụ: (Những) Người Phê Duyệt: Địa Điểm/Khu Vực/Bộ Phận: Số Tài Liệu: Hỗ trợ Tài chính (Các cơ sở Bệnh viện) Quản lý Chu trình Doanh thu Ban Kiểm soát & Tuân thủ của Hội

More information

Mối quan hệ giữa khoảng cách kinh tế, khoảng cách địa lý và xuất khẩu của công ty con tại Việt Nam

Mối quan hệ giữa khoảng cách kinh tế, khoảng cách địa lý và xuất khẩu của công ty con tại Việt Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 48-56 Mối quan hệ giữa khoảng cách kinh tế, khoảng cách địa lý và xuất khẩu của tại Việt Nam Võ Văn Dứt * Trường Đại học Cần Thơ, Khu

More information

Ứng dụng các mô hình VAR và VECM trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam Nguyễn Đức Hùng Học viện Chính trị-

Ứng dụng các mô hình VAR và VECM trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam Nguyễn Đức Hùng Học viện Chính trị- Ứng dụng các mô hình VAR và VECM trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam 1999-2012. Nguyễn Đức Hùng Học viện Chính trị- Hành chính KvI Email: hungftu89@gmail.com Phần 1. Lý

More information

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TIÊU HUYẾT KHỐI TẠI BỆNH VIỆN

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TIÊU HUYẾT KHỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TIÊU HUYẾT KHỐI TẠI BỆNH VIỆN 103 Evaluation of nursing for ischemic stroke patients who are treated by thrombolysis in military

More information

Nghiên cứu các hình thái tổn thương do điện trong giám định y pháp

Nghiên cứu các hình thái tổn thương do điện trong giám định y pháp Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 115-119 Nghiên cứu các hình thái tổn thương do điện trong giám định y pháp Lưu Sỹ Hùng 1,*, Phạm Hồng Thao 3, Nguyễn Mạnh Hùng 1, Nguyễn Huệ

More information

Your True Partner 3D MEP MODELING SERVICES (DỊCH VỤ DỰNG MÔ HÌNH 3D MEP)

Your True Partner 3D MEP MODELING SERVICES (DỊCH VỤ DỰNG MÔ HÌNH 3D MEP) (DỊCH VỤ DỰNG MÔ HÌNH 3D MEP) After many years using Autocad to create 2D/3D MEP (M&E) drawing with non- BIM(Building Information Modeling) application, we have switched to use Revit BIM software, providing

More information

QUY HOẠCH VÙNG PHỦ SÓNG DVB-T2 TẠI QUẢNG TRỊ

QUY HOẠCH VÙNG PHỦ SÓNG DVB-T2 TẠI QUẢNG TRỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN THANH NAM QUY HOẠCH VÙNG PHỦ SÓNG DVB-T2 TẠI QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHÀNH: CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG Huế - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG

More information

ỨNG DU NG KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯƠ NG TÀI CHÍNH VIÊ T NAM TRONG ĐIỀU KIÊ N HÔ I NHẬP KINH TẾ QUÔ C TẾ

ỨNG DU NG KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯƠ NG TÀI CHÍNH VIÊ T NAM TRONG ĐIỀU KIÊ N HÔ I NHẬP KINH TẾ QUÔ C TẾ BÔ GIA O DU C ĐA O TA O NGÂN HA NG NHA NƯƠ C VIÊ T NAM TRƯƠ NG ĐA I HO C NGÂN HA NG THA NH PHÔ HÔ CHI MINH ------------------------------ PHA M KIM LOAN ỨNG DU NG KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN

More information

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN NGÔN NGỮ TRONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN NGÔN NGỮ TRONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN NGÔN NGỮ TRONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP Cao Thành Vân*, Nguyễn Viết Quang**, Hoàng Khánh*** * BV ĐK tỉnh Quảng Nam, ** BV.Trung Ương Huế, ***Trường ĐH Y Dược Huế TÓM

More information

Chương 3 Kỹ thuật mã hóa tín hiệu

Chương 3 Kỹ thuật mã hóa tín hiệu Chương 3 Kỹ thuật mã hóa tín hiệu BK TP.HCM Dữ liệu số, tín hiệu số Dữ liệu số, tín hiệu tương tự Dữ liệu tương tự, tín hiệu số Dữ liệu tương tự, tín hiệu tương tự Tín hiệu analog Ba đặc điểm chính của

More information

Tổng quan về Bảng câu hỏi điều tra than hàng năm Hội thảo về Cơ sở pháp lý cho thu thập dữ liệu Năng lượng ở Việt Nam - IEA/APERC Hà Nội, 03/12/2015

Tổng quan về Bảng câu hỏi điều tra than hàng năm Hội thảo về Cơ sở pháp lý cho thu thập dữ liệu Năng lượng ở Việt Nam - IEA/APERC Hà Nội, 03/12/2015 Tổng quan về Bảng câu hỏi điều tra than hàng năm Hội thảo về Cơ sở pháp lý cho thu thập dữ liệu Năng lượng ở Việt Nam - IEA/APERC Hà Nội, 03/12/2015 Người lập: Julian Smith, IEA Người trình bày: Edito

More information

Đã xong sử dụng Explicit, giờ đến lượt Implicit Intent. Trước khi đi vào ví dụ, hãy dạo qua 1 chút kiến thức về Intent Filter và vai trò của nó.

Đã xong sử dụng Explicit, giờ đến lượt Implicit Intent. Trước khi đi vào ví dụ, hãy dạo qua 1 chút kiến thức về Intent Filter và vai trò của nó. Đã xong sử dụng Explicit, giờ đến lượt Implicit Intent. Trước khi đi vào ví dụ, hãy dạo qua 1 chút kiến thức về Intent Filter và vai trò của nó. Intent Filter là gì Activity, Service và BroadCast Receiver

More information

CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM Đại học Quốc gia Hà Nội Trường đại học Kinh tế Công trình NCKH sinh viên năm 2016 CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM Hà Nội, 2016 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ

More information

ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI

ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN QUANG THỌ ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN MÃ SỐ:

More information

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Vietnam J. Agri. Sci. 2017, Vol. 15, No. 2: 243-252 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2017, tập 15, số 2: 243-252 www.vnua.edu.vn PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA

More information

QUY CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH CHỨNG THƯ SỐ

QUY CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH CHỨNG THƯ SỐ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ KÝ SỐ VI NA QUY CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH CHỨNG THƯ SỐ Phiên bản: OID: SMARTSIGN MỤC LỤC I Giới thiệu... 8 I.1 Tổng quan... 8 I.2 Tên tài liệu và nhận dạng... 8 I.3 Các bên tham gia... 8 I.4

More information

Poverty Situation Analysis Of Ethnic Minorities in Vietnam

Poverty Situation Analysis Of Ethnic Minorities in Vietnam CEMA Poverty Situation Analysis Of Ethnic Minorities in Vietnam 2007-2012 Key Findings from Quantitative Study Sub-PRPP Project - CEMA Hanoi, Dec. 2013 1 2 This is primary report 1 of the UNDP-supported

More information

NUỐT KHÓ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO GIAI ĐỌAN CẤP

NUỐT KHÓ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO GIAI ĐỌAN CẤP NUỐT KHÓ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO GIAI ĐỌAN CẤP Nguyễn Thị Hương*, Hoàng Khánh** * BV ĐK tỉnh Khánh Hòa, ** ĐH Y -Dược Huế TÓM TẮT Tai biến mạch máu não (TBMMN) rất thường gặp với hậu

More information

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-HÀN QUỐC ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA 2. Nhóm chuyên gia: Hà Nội 09/2011

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-HÀN QUỐC ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA 2. Nhóm chuyên gia: Hà Nội 09/2011 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-HÀN QUỐC ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA 2 Nhóm chuyên gia: Veena Jha Francesco Abbate Nguyễn Hoài Sơn Phạm Anh Tuấn Nguyễn Lê

More information

Banking Tariff 2016 Biểu Phí Ngân Hàng 2016

Banking Tariff 2016 Biểu Phí Ngân Hàng 2016 Page1 Business Banking KHỐI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Banking Tariff 2016 Biểu Phí Ngân Hàng 2016 Standard Tariff Biểu Phí Chuẩn Page2 \ Content/ Nội Dung Cash Management: Account Services Quản Lý Tiền Tệ:

More information

SQL Tổng hợp (Dùng Database NorthWind đểthực hiện các bài tập này)

SQL Tổng hợp (Dùng Database NorthWind đểthực hiện các bài tập này) Lab SQL SQL Tổng hợp (Dùng Database NorthWind đểthực hiện các bài tập này) 1. SELECT Câu 1. Hiển thịcác cột: CategoryID, CategoryName và Description trong table Categories theo chiều giảm dần của CategoryName.

More information

mục lục Chất lượng sản phẩm tốt là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của CADIVI

mục lục Chất lượng sản phẩm tốt là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của CADIVI mục lục A. Khả năng truyền tải dòng điện và các điều kiện cần thiết 3 khi lắp đặt cáp trung thế 1. Chọn lựa tiết diện cáp 3 2. Hướng dẫn bảo quản, lưu kho, vận chuyển và sử dụng cáp 19 3. Các yêu cầu lắp

More information

Các giao thức định tuyến OSPF

Các giao thức định tuyến OSPF Các giao thức định tuyến OSPF Giao thức định tuyến OSPF u OSPF là một giao thức định tuyến theo liên kết trạng thái được triển khai dựa trên các chuẩn mở. u Thuật toán đòi hỏi các nút mạng có đầy đủ thông

More information

Số tháng 9 năm 2017 TÓM TẮT

Số tháng 9 năm 2017 TÓM TẮT Số tháng 9 năm 2017 Ths. Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô T: 0915591954 E: Tuan.Hoangcong@mbs.com.vn Trương Hoa Minh Institutional Client Services (ICS) T: Minh.TruongHoa@mbs.com.vn MBS Vietnam

More information

NHỮNG CHỈ-DẪN QUAN-TRỌNG

NHỮNG CHỈ-DẪN QUAN-TRỌNG KỲ THI VIẾT QUỐC GIA THỢ CẮT TÓC BẢNG THÔNG-TIN CHO THÍ-SINH Xin vào mạng-lưới (website) cung-cấp những bản-tin khảo-thí mới nhứt cuả các bạn trước khi thi. Thợ hớt tóc toàn-quốc Sự khảo-thi lý-thuyết

More information

Cập nhật Chẩn đoán & Điều trị COPD

Cập nhật Chẩn đoán & Điều trị COPD HỘI NGHỊ KHOA HỌC HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH - Hà Nội, ngày 16/11/2016 - Cập nhật Chẩn đoán & Điều trị COPD theo GOLD 2017 và các Khuyến cáo GS.TSKH.BS. Dương Qúy

More information

MỤC LỤC. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 1

MỤC LỤC. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 1 MỤC LỤC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG 1. Đánh giá sự hài lòng về thời gian chờ khám bệnh tại bệnh viện ĐKTN Đồng Nai năm 2013 Đinh Thị Minh Phượng và cộng sự... 2 2. Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân sau tán

More information

Patent Guidelines. January R&D Project Management Office, HCMUT in cooperation with

Patent Guidelines. January R&D Project Management Office, HCMUT in cooperation with Patent Guidelines January 2012 R&D Project Management Office, HCMUT in cooperation with SUPREM-HCMUT Technical Cooperation Project for Capacity Building of Ho Chi Minh City University of Technology to

More information

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU. Lợi nhuận lũy kế theo ngày của PNJ và VNINDEX trong 12 tháng

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU. Lợi nhuận lũy kế theo ngày của PNJ và VNINDEX trong 12 tháng Nguyễn Khắc Kim Chuyên viên Phân tích Email: kimnk@thanglongsc.com.vn Mã : PNJ - Sàn: HSX Khuyến nghị: GIỮ Giá mục tiêu: 43.200 VND CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN 30/7/2010 Chúng tôi kỳ vọng

More information

Trò Chơi Vòng Tròn Circle Games

Trò Chơi Vòng Tròn Circle Games Trò Chơi Vòng Tròn Circle Games NĐK người điều khiển/ game conductor ĐS đoàn sinh/players Vào Đội: NĐK sẽ gọi lớn lên một số và ĐS sẽ chia thành nhóm có số người bằng số mà NĐK gọi ra. NĐK sẽ đếm đến 5

More information

Tài liệu này được dịch sang tiếng việt bởi:

Tài liệu này được dịch sang tiếng việt bởi: Tài liệu này được dịch sang tiếng việt bởi: Từ bản gốc: https://drive.google.com/folderview?id=0b4rapqlximrdunjowgdzz19fenm&usp=sharing Liên hệ để mua: thanhlam1910_2006@yahoo.com hoặc frbwrthes@gmail.com

More information

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ TÍN DỤNG CREDIT CARD APPLICATION FORM

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ TÍN DỤNG CREDIT CARD APPLICATION FORM GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ TÍN DỤNG CREDIT CARD APPLICATION FORM Kính gửi: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) To: Asia Commercial Bank (ACB) Đề nghị Ngân hàng thực hiện cho tôi: (vui lòng chọn 01 trong 02) I hereby

More information

HỘI CHỨNG BRUGADA. ThS. Hoàng Văn Quý BVTW Huê

HỘI CHỨNG BRUGADA. ThS. Hoàng Văn Quý BVTW Huê HỘI CHỨNG BRUGADA ThS. Hoàng Văn Quý BVTW Huê Hô i chư ng Brugada 1992: P.Brugada, J Brugada,R Brugada công bố hô i chư ng (blốc nhánh phải, ST chênh lên kéo dài, đô t tử) 2002: Hô i tim ma ch ho c Châu

More information

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM www.tft-forests.org GIỚI THIỆU VỀ TFT Được thành lập vào năm 1999, TFT là một tổ chức phi

More information

Giao tiếp cổng song song

Giao tiếp cổng song song Giao tiếp cổng song song Bởi: Phạm Hùng Kim Khánh Cấu trúc cổng song song Cổng song song gồm có 4 đường điều khiển, 5 đường trạng thái và 8 đường dữ liệu bao gồm 5 chế độ hoạt động: - Chế độ tương thích

More information

Bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu được dịch từ tiếng Anh tại đây: Thông tin liên hệ:

Bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu được dịch từ tiếng Anh tại đây:  Thông tin liên hệ: Khi đọc qua tài liệu này, nếu phát hiện sai sót hoặc nội dung kém chất lượng xin hãy thông báo để chúng tôi sửa chữa hoặc thay thế bằng một tài liệu cùng chủ đề của tác giả khác. Bạn có thể tham khảo nguồn

More information

HIỆN TRẠNG CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU PHÂN BÓN Ở VIỆT NAM

HIỆN TRẠNG CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU PHÂN BÓN Ở VIỆT NAM HIỆN TRẠNG CUNG ỨNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU PHÂN BÓN Ở VIỆT NAM I. TỔNG QUAN Vu Thi Thu y Ninh 1 Kinh tế Việt Nam trải qua nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2011 với GDP suy giảm còn 5,89%, lạm phát tăng

More information

Báo cáo thường niên năm 2010

Báo cáo thường niên năm 2010 Báo cáo thường niên năm 2010 SBS Cửa ngõ kết nối đầu tư BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2010 Tên Công ty CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Tên tiếng Anh SACOMBANK SECURITIES JOINT STOCK

More information

THÔNG TƯ Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu

THÔNG TƯ Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 31/2011/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2011 THÔNG TƯ Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo

More information

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SƠ YẾU LÝ LỊCH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SƠ YẾU LÝ LỊCH Bản dịch CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SƠ YẾU LÝ LỊCH 1. Họ và tên: Jens Holger Wohlthat Giới tính: Nam 2. Ngày tháng năm sinh: 22/09/1957 Nơi sinh: Frankfurt Am Main,

More information

household living standards 2008

household living standards 2008 Tæng côc Thèng kª general statistics office KÕt qu Kh o s t Møc sèng hé gia nh N m 2008 Result of the survey on household living standards 2008 NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ STATISTICAL PUBLISHING HOUSE PhÇn/

More information

Hướng dẫn điều trị xuất huyết trong não tự phát

Hướng dẫn điều trị xuất huyết trong não tự phát Hướng dẫn điều trị xuất huyết trong não tự phát (Guidelines for the Management of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage, a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American

More information

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH THỰC VẬT TIÊU CHUẨN SỐ 33

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH THỰC VẬT TIÊU CHUẨN SỐ 33 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH THỰC VẬT TIÊU CHUẨN SỐ 33 VẬT LIỆU VÀ HẠT KHOAI TÂY NHÂN GIỐNG (SOLANUM SPP.) KHÔNG NHIỄM DỊCH HẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (2010) Ban Thư ký Công ước quốc

More information

BILINGUAL APHASIA TEST

BILINGUAL APHASIA TEST Patient's identification: Date of assessment: Duration: from to Test administrator: Michel Paradis McGill University BILINGUAL APHASIA TEST PART C Vietnamese English bilingualism Song ngữ Việt Anh Part

More information

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1 Nội dung chương 1 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG Phạm Quang Dũng Bộ môn Khoa học máy tính - Khoa CNTT Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội website: www.hau1.edu.vn/it/pqdung ĐT: (04) 8766318 DĐ: 0988.149.189

More information

LỜI CAM ĐOAN. Tác giả luận án

LỜI CAM ĐOAN. Tác giả luận án LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả

More information

UCP 600. Trung tâm Thông tin & Khảo thí Trƣờng Đai học Ngoại thƣơng

UCP 600. Trung tâm Thông tin & Khảo thí Trƣờng Đai học Ngoại thƣơng 1 UCP 600 Trung tâm Thông tin & Khảo thí Trƣờng Đai học Ngoại thƣơng 2 How to get paid Trung tâm Thông tin & Khảo thí Trƣờng Đai học Ngoại thƣơng Làm thế nào để thu đƣợc tiền thanh toán? Các thông lệ tốt

More information

Building and Running Effective Boards: ROLES OF CHAIRPERSON & SUCCESSION PLANNING HO CHI MINH CITY

Building and Running Effective Boards: ROLES OF CHAIRPERSON & SUCCESSION PLANNING HO CHI MINH CITY Building and Running Effective Boards: ROLES OF CHAIRPERSON & SUCCESSION PLANNING HO CHI MINH CITY 08:00-11:45, September 25, 2018 Sheraton Saigon Hotel & Towers, Ballroom 3, Floor 3 88 Dong Khoi, District

More information

TỶ LỆ KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

TỶ LỆ KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA không sẵn có các dạng phù hợp với nhi khoa. Trong một thử nghiệm đa trung tâm trên 73 trẻ em ở Pháp, diệt H. pylori của phân tích dự kiến nghiên cứu là 74,2% và thực hiện nghiên cứu là 80% [11]. Hiệu quả

More information

ITSOL - Giới thiệu công ty

ITSOL - Giới thiệu công ty it solutions & resources focus. delivered ITSOL - Giới thiệu công ty 2017 Phạm Tú Cường Chairman Copyright 2013 FPT Software 1 Nội dung Giới thiệu chung Dịch vụ (Lịch sử, Kinh nghiệm) Kiến thức ngành,

More information

Máu (DVT) Dấu hiệu, triệu chứng, và phương pháp phòng ngừa. Chứng nghẽn mạch máu là gì?

Máu (DVT) Dấu hiệu, triệu chứng, và phương pháp phòng ngừa. Chứng nghẽn mạch máu là gì? Deep Vein Thrombosis (DVT): Signs Vietnamese Giáo D c B nh Nhân Ph c V Chăm Sóc B nh Nhân Chứng Nghẽn Mạch Máu (DVT) Dấu hiệu, triệu chứng, và phương pháp phòng ngừa Chứng nghẽn mạch máu (DVT) là một cục

More information

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2015/TT-BCT Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2015 Dự thảo (6.8.15) THÔNG TƯ Quy định về hàm lượng formaldehyt và các amin thơm

More information

Xây dựng bản đồ số hoá với MapInfo 6.0

Xây dựng bản đồ số hoá với MapInfo 6.0 MỤC LỤC Trang 1.1. Tập tin dữ liệu của MapInfo... 1 1.2. Thao tác trên cửa sổ bản đồ... 2 1.3. Thao tác trên dữ liệu... 4 1.3.1. Thay đổi thuộc tính của một lớp dữ liệu trong MapInfo... 4 1.3.2. Xem và

More information

KINH TẾ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL ECONOMICS)

KINH TẾ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL ECONOMICS) KINH TẾ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL ECONOMICS) 4- Rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế Non-tariff Barriers in International Trade ThS. Hồ Kim Thi Khoa Địa lý Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM Email: hokimthi@gmail.com

More information

LaserJet Pro M402, M403

LaserJet Pro M402, M403 LaserJet Pro M40, M403 Hướng dẫn Sử dụng HEWLETT-PACKARD 1 M40n M40dn M40dne M40dw M403n M403d M403dn M403dw www.hp.com/support/ljm40 www.hp.com/support/ljm403 HP LaserJet Pro M40, M403 Hướng dẫn Sử dụng

More information

Cập nhật về tình trạng kháng kháng sinh

Cập nhật về tình trạng kháng kháng sinh Cập nhật về tình trạng kháng kháng sinh Nancy K Henry, PhD, MD DaNang, Vietnam April, 2015 2014 MFMER slide-1 Mục tiêu Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của sự xuất hiện của kháng kháng sinh Nhận thức đ ợc

More information

LEGALIZATION OF DOCUMENTS

LEGALIZATION OF DOCUMENTS LEGALIZATION OF DOCUMENTS FOR APPLICATION OF MARRIAGE REGISTRATION IN VIETNAM (Applicable to foreigners) A non-vietnamese citizen, seeking to get married to a Vietnamese national, may submit in person

More information

Phản ứng của lớp D tầng điện ly vùng vĩ độ thấp đối với bùng nổ sắc cầu Mặt trời trong năm 2014

Phản ứng của lớp D tầng điện ly vùng vĩ độ thấp đối với bùng nổ sắc cầu Mặt trời trong năm 2014 Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (3), 275-283 (VAST) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất Website: http://www.vjs.ac.vn/index.php/jse Phản ứng của lớp D tầng

More information

Nong Lam University. Industrial Robotic. Master PHUC NGUYEN Christian ANTOINE 06/10/2012

Nong Lam University. Industrial Robotic. Master PHUC NGUYEN Christian ANTOINE 06/10/2012 Nong Lam University Industrial Robotic Master PHUC NGUYEN phucnt@hcmuaf.edu.vn Christian ANTOINE Christian.antoine@univ-lyon1.fr Sébastien HENRY sebastien.henry@univ-lyon1.fr 1 Robotics and Vision Industrial

More information

TẠP CHÍ CỦA HIỆP HỘI GỖ & LÂM SẢN VIỆT NAM - VIETNAM TIMBER & FOREST PRODUCT ASSOCIATION

TẠP CHÍ CỦA HIỆP HỘI GỖ & LÂM SẢN VIỆT NAM - VIETNAM TIMBER & FOREST PRODUCT ASSOCIATION TẠP CHÍ CỦA HIỆP HỘI GỖ & LÂM SẢN VIỆT NAM - VIETNAM TIMBER & FOREST PRODUCT ASSOCIATION Số 66 - Tháng 4.2015 doanh nghiệp gỗ ứng phó với biến động tỉ giá Thay đổi tư duy và đánh đúng thị hiếu Wood Business

More information

GIÁ TRỊ CÁC MẪU BỆNH PHẨM VÀ MẬT ĐỘ VI RÚT TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

GIÁ TRỊ CÁC MẪU BỆNH PHẨM VÀ MẬT ĐỘ VI RÚT TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 94 GIÁ TRỊ CÁC MẪU BỆNH PHẨM VÀ MẬT ĐỘ VI RÚT TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TÓM TẮT Tăng Chí Thượng*, Nguyễn

More information

SỰ PHÂN BỐ KIỂU GEN CYP1A1, CYP2D6 Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ PHỔI

SỰ PHÂN BỐ KIỂU GEN CYP1A1, CYP2D6 Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ PHỔI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ LÊ HỒNG CÔNG SỰ PHÂN BỐ KIỂU GEN CYP1A1, CYP2D6 Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ PHỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC

More information

Sưng Nhiếp Hộ Tuyến 越南心理保健服務. (Benign Prostatic Hypertrophy, BPH) Hội Tâm Thần Việt Nam. Bác sĩ NguyÍn Xuân CÄm biên soạn

Sưng Nhiếp Hộ Tuyến 越南心理保健服務. (Benign Prostatic Hypertrophy, BPH) Hội Tâm Thần Việt Nam. Bác sĩ NguyÍn Xuân CÄm biên soạn Serving the mental health needs & promoting wellbeing of people from Vietnam Hội Tâm Thần Việt Nam 越南心理保健服務 Sưng Nhiếp Hộ Tuyến (Benign Prostatic Hypertrophy, BPH) Bác sĩ NguyÍn Xuân CÄm biên soạn Lời

More information

TẬP HUẤN MÁY IN FUJI XEROX. Sổ tay máy in Fuji Xerox. 1. Phaser 3124/3125/N 2. Phaser 3200MFP B/N 3. DocuPrint C1110/C1110B. Fuji Xerox Printers

TẬP HUẤN MÁY IN FUJI XEROX. Sổ tay máy in Fuji Xerox. 1. Phaser 3124/3125/N 2. Phaser 3200MFP B/N 3. DocuPrint C1110/C1110B. Fuji Xerox Printers TẬP HUẤN MÁY IN FUJI XEROX 1. Phaser 3124/3125/N 2. Phaser 3200MFP B/N 3. DocuPrint C1110/C1110B Translated and prepared by TLC for Fuji Xerox Printer Training Nov 03, 2009 1 MỤC LỤC PHẦN I : Giới thiệu

More information

NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG HOÀNG KINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG HOÀNG KINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ NGUYỄN THỊ THANH TÚ NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG HOÀNG KINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ

More information

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ U NHẦY XOANG BƯỚM QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI-XOANG

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ U NHẦY XOANG BƯỚM QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI-XOANG Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học sexual function and sexual distress. The Journal of Sex Medicine Jul;5(7):1681-93 6. Kadri N, McHichi Alami KH&McHakra Tahiri S (2002). Sexual

More information

BAN SOẠN THẢO TS.BS. TRẦN VĨNH HƯNG. Chủ nhiệm: Biên tập: PGS.TS.BS. NGUYỄN PHÚC CẨM HOÀNG PGS.TS.BS. VƯƠNG THỪA ĐỨC PGS.TS.BS.

BAN SOẠN THẢO TS.BS. TRẦN VĨNH HƯNG. Chủ nhiệm: Biên tập: PGS.TS.BS. NGUYỄN PHÚC CẨM HOÀNG PGS.TS.BS. VƯƠNG THỪA ĐỨC PGS.TS.BS. BAN SOẠN THẢO Chủ nhiệm: TS.BS. TRẦN VĨNH HƯNG Biên tập: PGS.TS.BS. NGUYỄN PHÚC CẨM HOÀNG PGS.TS.BS. VƯƠNG THỪA ĐỨC TS.BS. ĐỖ BÁ HÙNG BS.CKII. QUÁCH THANH HƯNG GS.BS. VĂN TẦN GS.TS.BS. LÊ QUANG NGHĨA GS.TS.BS.

More information

Tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu và thay đổi ở nông thôn Việt Nam (Bản dịch)

Tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu và thay đổi ở nông thôn Việt Nam (Bản dịch) Tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu và thay đổi ở nông thôn Việt Nam (Bản dịch) i Viện Nghiên cứu thế giới về Kinh tế Phát triển của Đại học Liên Hợp quốc (UNU-WIDER) được thành lập bởi Đại học Liên Hợp Quốc

More information

Page 1 of 34. PICLAB-V2 DEV. Board Copyright of Thien Minh Electronic Solutions Co., Ltd (TMe)

Page 1 of 34. PICLAB-V2 DEV. Board Copyright of Thien Minh Electronic Solutions Co., Ltd (TMe) ! " 1.1 Tổng quan sản phẩm ------------------------------------------------------------------------------------------- 2 1.2 Giới thiệu tài nguyên board -----------------------------------------------------------------------------------

More information

Sampling Design of the Vietnam Survey on Household Registration System 2015

Sampling Design of the Vietnam Survey on Household Registration System 2015 Sampling Design of the Vietnam Survey on Household Registration System 205. Background A study on household registration system in Vietnam is conducted by World Bank to serve as an evidence base for Vietnam

More information

CHƢƠNG 3.1 KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

CHƢƠNG 3.1 KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHƢƠNG 3.1 KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM 3.1.1 Tổng quan Việt Nam là quốc gia sản xuất, xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt điều lớn thứ nhất trên thế giới, đồng thời đứng thứ năm trong lĩnh vực

More information

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐTVT

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐTVT HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐTVT (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2007 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG

More information

Tạp chí. LAO và BÊNH PHỔI. TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ

Tạp chí. LAO và BÊNH PHỔI. TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ Tạp chí LAO và BÊNH PHỔI. SỐ 17 THÁNG 8/2014 TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ PHÓ TỔNG BIÊN TẬP GS. TS. Đồng Khắc Hưng PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung PGS.TS. Vũ Xuân Phú TS. Nguyễn Văn Thành HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

More information

KHUYẾN CÁO CỦA HỘI TIM MẠCH QUỐC GIA VIỆT NAM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM: CẬP NHẬT 2015

KHUYẾN CÁO CỦA HỘI TIM MẠCH QUỐC GIA VIỆT NAM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM: CẬP NHẬT 2015 KHUYẾN CÁO CỦA HỘI TIM MẠCH QUỐC GIA VIỆT NAM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM: CẬP NHẬT 2015 Trưởng tiểu ban: PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh Uỷ viên: GS.TS Phạm Gia Khải GS.TS Nguyễn Lân Việt GS.TS Đặng Vạn

More information

DỰ THẢO CÁC CHỈ DẪN XỬ TRÍ VÀ CHĂM SÓC ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI CÁC BỆNH VIỆN VIỆT NAM VÀ DỰ ÁN NORRED

DỰ THẢO CÁC CHỈ DẪN XỬ TRÍ VÀ CHĂM SÓC ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI CÁC BỆNH VIỆN VIỆT NAM VÀ DỰ ÁN NORRED BỘ Y TẾ DỰ ÁN HỖ TRỢ Y TẾ CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG DỰ THẢO CÁC CHỈ DẪN XỬ TRÍ VÀ CHĂM SÓC ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI CÁC BỆNH VIỆN VIỆT NAM VÀ DỰ ÁN NORRED Người báo cáo GS. TS. Nguyễn Văn

More information

BỘ Y TẾ. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Bản cập nhật năm 2018)

BỘ Y TẾ. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Bản cập nhật năm 2018) BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (Bản cập nhật năm 2018) NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2018 1 ĐỒNG CHỦ BIÊN: BAN BIÊN SOẠN: GS.TS. Nguyễn Viết Tiến GS.TS. Ngô Quý Châu

More information

Công ty phần mềm Cửu Long Dịch vụ thiết kế website,phần mềm CRM

Công ty phần mềm Cửu Long Dịch vụ thiết kế website,phần mềm CRM CAE Writing Sample Paper Test yourself. Complete the sample paper in the time allocated. PART 1 You must answer this question. Write your answer in 180 220 words in an appropriate style on the opposite

More information

HƯỚNG DẪN DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC TÍCH CỰC

HƯỚNG DẪN DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC TÍCH CỰC 1 HƯỚNG DẪN DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC TÍCH CỰC DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN KHUYẾN CÁO (Thông qua cuộc họp Ban soạn thảo khuyến cáo ngày 22.9.2016) 1. Chủ biên: - GS.TS. Nguyễn

More information

Series S LV switchboards Catalogue 2012

Series S LV switchboards Catalogue 2012 Series S L switchboards Catalogue 202 ULL TYPE TEST SWITCBOARDS SYSTEM Thông tin chung General Information Tủ điện hạ thế Series S là tủ điện đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi mức độ cao về hiệu

More information

CHƯƠNG 8: SYSTEM HACKING

CHƯƠNG 8: SYSTEM HACKING CHƯƠNG 8: SYSTEM HACKING Phạm Thanh Tân Trong các chương trước, chúng ta đã khảo sát qua quá trình thu thập thông tin của mục tiêu cần tấn công. Những kỹ thuật như Footprinting, Social engineering, Enumeration,

More information

R3 - Test 21. Question 1

R3 - Test 21. Question 1 R3 - Test 21 Question 1 It is well known that the building development company Cityspace wants to knock down the existing seafront sports club in Layton and replace it with a leisure centre that will consist

More information

CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Nhiễm trùng hô hấp tái phát (RRI) ở trẻ em Một nghiên cứu mù đôi về chiết xuất tuyến ức, dùng đường uống cho trẻ em, đã làm giảm số lần bị tái phát nhiễm trùng hô hấp so với nhóm

More information

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TS. NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG GIÁO TRÌNH LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TS. NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG GIÁO TRÌNH LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG (Tập 2) HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TS. NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG GIÁO TRÌNH LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G LÊN 4G (Tập 2) NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG GD 01 HM 10 LỜI NÓI ĐẦU

More information

Speaking - Sample Interview

Speaking - Sample Interview Speaking - Sample Interview PART 1 3 minutes (5 minutes for groups of three) Good morning/afternoon/evening. My name is and this is my colleague. And your names are? Can I have your mark sheets, please?

More information

CHAPTER 2: BIPOLAR JUNCION TRANSISTOR DR. PHAM NGUYEN THANH LOAN

CHAPTER 2: BIPOLAR JUNCION TRANSISTOR DR. PHAM NGUYEN THANH LOAN CHAPTER 2: BIPOLAR JUNCION TRANSISTOR DR. PHAM NGUYEN THANH LOAN Hanoi, 9/24/2012 Contents 2 Structure and operation of BJT Different configurations of BJT Characteristic curves DC biasing method and analysis

More information

TP.HCM Năm ho c: Thời gian làm bài: 120 phút Ba i 1: (2 điểm) Giải các phương trình và hệ phương trình sau: 2

TP.HCM Năm ho c: Thời gian làm bài: 120 phút Ba i 1: (2 điểm) Giải các phương trình và hệ phương trình sau: 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TP.HCM Năm ho c: 014 015 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: TOÁN Thời gian làm bài: 10 phút Ba i 1: ( điểm) Giải các phương trình và hệ phương trình sau: a) x 7x 1

More information